Những giá thể trồng lan cực tốt, cách xử lý giá thể trước khi trồng lan
Những loại giá thể trồng lan cực tốt cho sự phát triển của hoa lan, cách xử lý giá thể trước khi trồng lan
Những giá thể trồng lan cực tốt, cách xử lý giá thể trước khi trồng lan
Trên thị trường giá thể trồng lan rất đa dạng, nhiều chủng loại khác nhau nên khá nhiều người chưa biết cách chọn giá thể nào phù hợp với giống lan của mình, bởi mỗi một giống có nhu cầu giá thể, dinh dưỡng khác nhau.
Những loại giá thể trồng lan cực tốt cho sự phát triển của hoa lan
Rêu rừng
Rêu rừng có khả năng giữ nước và giữ ẩm tốt, được dùng kết hợp với các loại giá thể khác như vỏ thông, than củi…giúp giữ nước cũng như các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên khi lựa chọn rêu rừng để trồng lan nên chọn loại rêu rừng đã được xử lý, bởi nếu lựa chọn không cận thận, rêu rừng chưa được qua xử lý sẽ mang mầm bệnh, nấm hại gây ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của lan sau này.
Xơ dừa trồng lan
Xơ dừa là một trong những loại giá thể trồng lan khá quen thuộc, có giá thành khá rẻ. Xơ dừa được nhiều người sử dụng để trồng lan bởi chúng có khả năng giữ ẩm tốt, thích hợp với các loại lan đa thân như: vũ nữ, Dendro, Cattleya, Oncidium, Cymbidium, Epidendrum
Tuy nhiên, giá thể xơ dừa này sau một thời gian trồng lan dễ bị hoai mục, mọc rêu, không có độ thoáng khí nên dễ khiến lan bị nhiễm nấm bệnh, do đó người trồng lan phải kiểm tra thường xuyên, sử dụng thuốc trừ sâu bệnh thường xuyên.
Dớn trồng lan
Dớn là loại giá thể tốt cho sự phát triển của nhiều giống lan. Dớn được nhiều người sử dụng bởi chúng không bị đóng rêu, có khả năng hút ẩm tốt hút ẩm tốt nên được nhiều người chọn làm giá thể để trồng lan và ghép lan.
+ Dớn vụn: Dớn vụn chính là những phần non của dớn. Loại dớn vụn được những người trồng lan ở khí hậu lạnh lựa chọn trồng vì chúng có độ hút ẩm cao, thiếu thoáng khí không thích hợp cho những vùng có khí hậu nóng, nhiệt độ cao.
Dớn trồng lan có nhiều loại khác nhau: dớn sợi, dớn cắt khúc, dớn vụn, dớn bảng, dớn đĩa, dớn trụ, dớn trắng
+ Dớn bảng, dớn đĩa, dớn trụ: Chúng được lấy từ những cây già có tuổi thọ cao, được cắt thành những khoanh, bảng, trụ có kích thước khác nhau thuận tiện cho việc ghép lan, trồng lan
+ Dớn trắng: Dớn trắng là loại dớn được nhập khẩu vào nước ta trong những năm gần đây, chúng thường được sử dụng để kết hợp chung với các loại giá thể khác như than củi, vỏ thông…
+ Dớn sợi, dớn cắt khúc: Đây chính là loại dớn già, hóa mộc, loại dớn này có dạng từng sợi được nhiều người ưa chuộng
Tuy nhiên, giá thể dớn lại có độ thoáng khí thấp nên cần lưu ý khi sử dụng và có chế độ chăm sóc cho phù hợp tránh lan bị bệnh bởi nấm bệnh hại.
Vỏ thông trồng lan
Vỏ thông trồng hoa lan được nhiều người lựa chọn để trồng lan, loại giá thể này thích hợp trồng một số loại lan gồm: hồ điệp, phi điệp, lan kiếm…Vỏ thông là một trong những loại giá thể tốt, có khả năng giữ nước và độ ẩm tốt.
Nhưng vỏ thông giữ lại những thành phần muối có sẵn trong nước và trong phân bón, chỉ ngấm được chừng 2/3 số Nitrogene trong phân bón và dễ bị mục nát trong khoảng 2-3 năm nên dễ khiến lan bị nhiễm nấm bệnh, do đó người trồng lan phải kiểm tra thường xuyên, sử dụng thuốc trừ sâu bệnh thường xuyên.
Than củi
Than củi, than hoa là một trong những loại giá thể tốt cho lan, phù hợp với nhiều giống lan. Bởi than củi hầu như không có mầm bệnh, khi sử dụng than để trồng lan, than củi sẽ hấp thụ dinh dưỡng qua quá trình bón phân và thải ra dần qua sức hút rất mạnh của rễ lan.
Giá thể than củi phù hợp để giá thể để trồng những loại lan ít ưa ẩm do than có khả năng giữ ẩm khá kém, nếu chọn giống lan không phù hợp rất dễ làm lan bị khô
Gỗ ghép lan
Gỗ ghép lan được nhiều người sử dụng để trồng các loại lan ưa thoáng và có rễ đẹp. Thường gỗ ghép lan từ vú sữa là loại thường được sử dụng để ghép lan (có thể thay bằng gỗ cây me).
Vỏ đậu phộng, vỏ cà phê, mùn cưa
Vỏ đậu phộng, vỏ cà phê, mùn cưa là giá thể thoáng khí và giữ ẩm tốt được nhiều người lựa chọn để trồng lan. Bên cạnh đó, vỏ đậu phộng, vỏ cà phê, mùn cưa còn chứa hàm lượng đạm cung cấp cho cây, thời gian phân hủy lâu thích hợp cho lan phát triển sau này. Loại giá thể này thường được sử dụng để trồng các loại lan hài, lan con, ươm keiki.
Hướng dẫn cách xử lý giá thể trước khi trồng lan để hạn chế nấm bệnh gây hại cho lan
Xử lý vỏ đậu phộng, vỏ cà phê, mùn cưa:
Vỏ đậu phộng:
Bước 1: Vỏ đậu phộng ngâm 1 lần với nước Vôi để loại bỏ bụi bẩn, nấm bệnh, vi khuẩn
Bước 2: Vớt vỏ đậu phộng và rửa sạch với nước 2-3 lần cho sạch lầ dùng được, vỏ đậu phộn có độ bền khoảng 2-3 năm. Sau 2-3 năm nên thay thế giá thể mới cho lan
Vỏ cà phê:
Bước 1: Sử dụng vỏ cà phê đem om (đốt thành than mà không cháy hoàn toàn
Bước 2: Để nguội vỏ cà phê rồi rửa lại vvoiws nước sạch là dùng được
Mùn gỗ vú sữa, nhãn, vải
Bước 1: Thu thập mùn gỗ vú sữa, nhãn, vải
Bước 2: Rửa sạch mùn gỗ với nước cho sạch, loại bỏ bụi bẩn, để ráo nước là có thể trồng được.
Xử lý gỗ, gỗ lũa trồng lan:
Xử lý gỗ
Bước 1: Bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài trước khi ghép vì nếu để vỏ, một thời gian sau thân gỗ sẽ bị bong vỏ ra.
Bước 2: Phơi thân cây cho khô, tiếp đến là ngâm trong nước 1-2 ngày để rễ không bị hút nước ngược trở lại.
Xử lý gỗ lũa:
Bước 1: Chuẩn bị gỗ lũa
Bước 2: Sử dụng bàn chải sắt để chải thật sạch đất cát, rong rêu bám trên gỗ lũa
Bước 3: Ngâm gỗ lũa trong nước sach, ngâm đến khi lũa ngậm lo nước, trong quá trình ngâm lên thay nước 5-10 lần cho lũa thôi hết muối chát hoặc chất đắng ra, ngâm trong khoảng 10-15 ngày
Bước 4: Ngâm nước vôi ít nhất 30 phút hoặc rửa với nước vôi trong hoặc sử dụng physan 20 nồng độ 2ml/1 lít nước, benkina nồng độ 2ml/ 1 lít nước để thay thế nước vôi
Bước 5: Rửa sạch gỗ lũa với nước cho sạch, rửa sạch nhiều lần, để ráo nước là có thể sử dụng để trồng lan.
Than củi
Bước 1: Than củi, than hoa cho vào một chậu lớn đựng nước vôi loãng sạch. Hàng ngày nên thay nước ngâm cho than để giảm lượng axit.
Bước 2: Ngâm than củi cho đến khi than hút no nước và chìm xuống đáy chậu là có thể sử dụng để trồng lan.
Xử lý vỏ thông trồng lan:
Bước 1: Vỏ thông sau khi mua về chà bớt các góc cạch, ngâm vỏ thông cho no nước ngâm tới khi nào vỏ chìm xuống đáy chậu khoảng 3-4 ngày
Bước 2: Vớt vỏ thông ra, ngâm vào 1 chậu nước vôi khoảng 30 phút để tiêu diệt hết mầm nấm, vi khuẩn có hại.
Bước 3: Rửa sạch vỏ thông bằng nước lã và sử dụng ghép lan.
Lưu ý: Vỏ thông có kích cỡ từ 0,5-1cm phù hợp với lan phi điệp tím, đùi gà kèn, trầm, lan hài. Vỏ thông có kích cỡ khoảng 2cm phù hợp với dendro, kiều. Vỏ thông có kích cỡ trên 3cm phù hợp với các loại lan hải yến, đai châu, sóc, cảm báo,…
Xử lý xơ dừa trồng lan:
Bước 1: Trước khi trồng lan, cần đập xơ dừa khô cho nát, ngâm nước muối loãng khoảng 5 ngày
Bước 2: Hàng ngày ngạn bỏ nước 2 lần, hoặc người trồng lan có thể ngâm nước vôi trong.
Lưu ý: Có thể sử dụng xơ dừa để ủ gốc cây khi trồng lan trên gỗ lũa.
Xử lý dớn trước khi trồng:
Bước 1: Rửa sạch dớn với nước cho sạch, rũ sạch đất, cát, lá, vỏ cây tạp, rửa dớn đến khi nào nước trong veo là tốt nhất
Bước 2: Ngâm nước vôi, nước vôi trong hoặc với physan 20 nồng độ 2ml/1 lít nước, benkina nồng độ 2ml/ 1 lít nước khoảng thời gian 2 tiếng, ngâm trong 2 ngày. Điều này có tác dụng trung hòa axit, diệt cỏ hại, côn trùng gây hại, nấm khuẩn
Bước 3: Rửa dớn lại với nước để rửa trôi hết nước vôi hoặc physan, benkina
Bước 4: Ghép lan lên hoặc cho vào chậu trồng hoặc làm tã đắp lên giò lan là được.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+Lan bị nhăn lá, nhàu lá nguyên nhân do đâu, cách xử lý
+ Bệnh thối đen trên hoa lan: dấu hiệu, cách điều trị
+ Lan bị cháy đầu lá nguyên nhân do đâu, cách khắc phục
+ Lan bị cháy đầu lá nguyên nhân do đâu, cách khắc phục
+ Những loại nước tốt cho hoa lan, tưới nước cho lan đúng cách
Suckhoecuocsong.vn/TH