Những điều thú vị về dạ dày: Kho chứa khổng lồ với loại axit thần thánh
Chất axit ‘thần thánh’ trong dạ dày là chất gì mà có thể tiêu thụ được khối lượng thức ăn nhiều đến vậy.
Dạ dày là bộ phận có dung tích lớn nhất trong ống tiêu hoá. Nó giống như một chiếc bao lớn có hai đầu thắt, ống hướng lên trên là thực quản, ống hướng xuống dưới là ruột non. Thức ăn chúng ta ăn vào được tạm thời tích trữ tại dạ dày đợi cơ thể tiêu hoá, hấp thụ. Nhưng, bạn biết không chiếc bao lớn này không chỉ biết lặng lẽ chờ thức ăn đến mà nó còn vận động nữa.
Khi chúng ta nhai và nuốt thức ăn, các cơ quan cảm nhận ở yết hầu, thực quản đều nhận được kích thích. Ngay lập tức chúng truyền thông điệp đến thần kinh mê lộ, thông báo cho dạ dày: Chú ý, có thức ăn chuyển vào. Sau khi nhận được tín hiệu, dạ dày lập tức phình to ra. Cùng với lượng thức ăn chúng ta ăn vào, dung tích của dạ dày từ 50 ml ban đầu tăng lên 1.500ml sau khi ăn xong. Chiếc bao nhỏ trở thành chiếc bao lớn để tiếp nhận lượng thức ăn lớn. Thức ăn sau khi vào trong dạ dày cũng không hoàn toàn bị động chờ ở đó. Bởi vì, dạ dày không chỉ là chiếc kho dự trữ thức ăn, nó còn có thể co bóp. Sự co bóp này bắt đầu từ phần giữa dạ dày và đẩy dần xuống phía dưới- cửa nối với ruột non. Mỗi phút nó co bóp ba lần. Thức ăn được dạ dày làm nhỏ vụn ra và hoà trộn hoàn toàn với dịch dạ dày, có ích cho việc phát huy vai trò tiêu hoá của dịch dạ dày.
Dạ dày không chỉ tích trữ thức ăn mà nó còn phụ trách việc đưa thức ăn vào ruột non. Công việc này được hoàn thành thông qua sự co bóp của dạ dày. Với các loại thức ăn khác nhau, thời gian dạ dày cần để đẩy thức ăn cũng khác nhau. Những thức ăn thể lỏng thời gian đẩy khỏi dạ dày nhanh hơn so với thức ăn ở thề rắn, thức ăn nhỏ vụn đẩy nhanh hơn so với thức ăn thô. Những thức ăn hỗn hợp mà chúng ta thường ăn thì cần khoảng từ 4 giờ đến 8 giờ để tiêu hoá xong.
Chất axit ‘thần thánh’ trong dạ dày là chất gì mà có thể tiêu thụ được khối lượng thức ăn nhiều đến vậy.
Theo thống kê, một người sống đến 80 tuổi trong cả đời, đã dùng hết 70 - 75 tấn nước, 2,5 - 3 tấn protit, 13 - 17 tấn giuxit, 1 tấn Iipit. Nếu đem cộng lại bảng 1500 - 1600 lần trọng lượng của người ấy. Chất axit đó là gì?
Axit trong dạ dày là loại axit clohidric, chúng có vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất cho cơ thể. Đây là một chất có tính axit mạnh. Những thức ăn mà chúng ta thường ăn mặc dù rất sạch sẽ, nhưng trong đó vẫn có lẫn một số vi khuẩn. Axit dạ dày có thể tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập vào dạ dày theo đường thức ăn, đảm bảo vô trùng cho dạ dày và ruột non.
Axit trong dạ dày của mỗi người có nồng độ trung bình khoảng từ 0,0001 đến 0,001 mol/l(có độ pH tương ứng là 4 và 3). Không chỉ có chức năng hòa tan các muối khó tan, mà axit clohidric còn là chất xúc tác cho các phản ứng thủy phân các chất protein, gluxit,… thành các chất đơn giản để cơ thể dễ dàng hấp thụ được.
Axit clohidric có vai trò quan trọng như vậy tại sao chúng ta lại tìm cách giảm. Bởi vì một khi lượng axit này ít hơn, hoặc vượt mức trung bình sẽ gây ra các tổn thương cho dạ dày. Khi trong dịch vị dạ dày có nồng độ axit clohidric nhỏ hơn 0,0001 mol/l (pH > 4,5), người ta mắc bệnh khó tiêu, đầy hơi.. Mặt khác khi thiếu lượng axit dạ dày cần thiết còn tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại tăng sinh và gây ra các chứng bệnh ung thư.
Ngược lại, nếu nồng độ axit lớn hơn 0,001 mol/l (pH < 3,5), người ta mắc bệnh ợ chua, đắng miệng, viêm loét dạ dày, đau dạ dày, và bệnh trào ngược dạ dày….Đặc biệt, bệnh trào ngược dạ dày là bệnh chủ yếu thường gặp do lượng acid trong dạ dày cao quá mức. Nếu bệnh dư axit dạ dày để lâu ngày, không chữa trị sẽ dễ dẫn đến loét bao tử, xuất huyết dạ dày…
Axit clohidric có tính axit rất mạnh vậy thì axit dạ dày có làm tổn hại dạ dày không?
Axit clohydric có thể ăn mòn da nhưng trong axit dạ dày có một chất gọi là dịch hồ. Nó bao phủ trên bề mặt dạ dày, bảo vệ cho thành trong dạ dày không chịu sự tác động ăn mòn của axit. Hơn nữa, nó còn có tác dụng làm giảm bớt sự mài mòn của thức ăn thô đối với dạ dày
Suckhoecuocsong.com.vn (TH)