Những dấu hiệu cho thấy não không được cung cấp máu đầy đủ

11/05/2020 16:05

Dấu hiệu nhận biết cơ thể đang bị thiếu máu não

Não không được cung cấp máu đầy đủ không chỉ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, hoạt động sinh hoạt hàng ngày, công việc mà còn để lại hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện sớm và điều trị triệt để. Những dấu hiệu dưới đây cho thấy não không được cung cấp đủ máu.

Thiếu máu não hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não là tình trạng thiếu hụt oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết cho họat động của não. Tình trạng sẽ tệ đi nếu bạn bị thiếu máu nào lâu ngày, dẫn đến giảm trí nhớ, tê vì chân tay, mờ mắt, mặt bị ngứa, ngáp liên tục,.....

Những dấu hiệu cho thấy não không được cung cấp máu đầy đủ       

Ngáp liên tục

Nếu như bạn ngủ đủ giấc nhưng vẫn thường xuyên ngáp hết lần này đến lần khác thì bạn cần đặc biệt chú ý. Bởi hiện tượng này có thể là do não không được cung cấp đầy đủ máu.

Các nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra rằng những người người không cung cấp đủ máu cho não, thường xuyên có hiện tượng ngáp, đạt khoảng 80%. Ngoài ra, những bệnh nhân nầy thường có hiện tượng chảy nước dãi một cách vô thức vào ban đem, bị đánh thức vì khát nước giữa đêm.

Mặt bị ngứa

Do lượng máu không được cung cấp đầy đủ lên não khiến cho não có thể ảnh hưởng đến khu vực phân tích, các cơ quan cảm giác và các sợi thần kinh cảm giác của não. Khi bị máu không đủ cung cấp lên não mặt của bạn có các biểu hiện như:  ngứa ran mặt, tê môi, te lưỡi hoặc chỉ bên chi cũng bị tê hoặc có cảm giác bất thường.

Mờ mắt

Một số người cho biết khi nhìn mọi thứ xung quanh đột nhiên bị mờ ảo thậm chí còn bị mất thị lực đột ngột rồi mọi thứ bình thường được cải thiện sau vài giây. Nếu bạn đang xuất hiện dấu hiệu này cần cảnh giác bởi có thể máu cung cấp lên não không đủ gây ra hiện tượng mờ mắt. Hiện tượng mờ mắt này là do lưu lượng máu trong não bị giảm và các cục máu nhỏ được gây ra bởi động mạch võng mạc.

Đau đầu

Cảm giác đầu mình nặng trịch nhất là khi phải di chuyển, suy nghĩ nhiều hay khi mới ngủ dậy cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị thiếu máu não

Mất ngủ

Người bị thiếu máu não rất hay gặp phải các vấn đề về giấc ngủ như ngủ chập chờn, thường gặp ác mộng, ngủ hay thức cũng khó kiểm soát được, tỉnh giấc vào giữa đêm hoặc đến sáng mới ngủ được, ngủ không được sâu giấc.

Hoa mắt, chóng mặt, ù tai:

Nếu bạn đang ở trong không gian yên tĩnh không có tiếng quạt, tiếng gió thổi nhưng bạn nghe thấy tiếng ù tai, còn bị hoa mắt, chóng mặt và mất thăng bằng có thể đây là một trong những dấu hiệu não không được cung cấp máu đầy đủ

Suy giảm trí nhớ

Do máu lên não bộ không đủ một số người cho biết họ gặp các hiện tượng nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt… từ đó sẽ bị thuyên giảm dần trí nhớ, quên nhanh mọi việc.

Tê bì, nhức mỏi chân tay

Do não không được cung cấp đủ máu nên đầu các ngón tay bị tê bì, đôi lúc người bệnh cảm thấy dưới da râm ran như bị kiến bò, hay bị đau dọc xương sườn, đôi lúc có cảm giác lạnh sống lưng, chân tay nhức mỏi, đau dọc vai gáy và đau dọc các xương sườn.

Để cải thiện tình trạng này bên cạnh việc đến thăm khám tại các cơ sở y tế để các bác sĩ có những đánh giá chính xác nhất về tình trạng của bạn hãy thực hiện các điều sau:

+ Hút thuốc lá và uống rượu làm cho tổn hại sức khỏe của các mạch máu, khiến độ nhớt của máu tăng lên và gây tắc nghẽn mạch máu. Do vậy hãy từ bỏ thói quen hút thuốc và uống rượu hay bất kỳ các loại đồ uống có cồn nào khác.

+ Không thường xuyên vận động thể dục là nguyên nhân chính gây tắc nghẽn mạch máu. Lười vận động thể dục trong một thời gian dài, không có cách nào để xả "rác" trong mạch máu, và chất béo dư thừa, cholesterol, đường... tích tụ trong máu, làm cho máu bẩn, và cuối cùng gây tắc nghẽn mạch máu. Do vậy hãy luyện tập thể dục thường xuyên như: chạy bộ, gym, bơi lội, đi xe đạp, tập yoga,….

+ Tức giận sẽ hại thân, khiến cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, gây hại cho sức khỏe mạch máu. Do vậy hạn chế tức giận, hãy luyện tập lối sống tích cực, cởi mở thay vì lúc nào cũng cáu gắt, tức giận.

+ Áp dụng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, kết hợp đầy đủ thực vật lẫn động vật trong thực đơn hàng ngày. Thường xuyên bổ sung các thực phẩm như: cá hồi, cá tuyết, cá trích, tảo biển, cá mòi, đậu, hạt, trà, ca cao, rau diếp, rau chân vịt,… Hạn chế mỡ động vật, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, phụ gia thực phẩm.

Suckhoecuocsong.vn/TH

 

Các tin khác

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột khắc phục các vấn đề về da

Hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến da như nào?

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột phòng ngừa đột quỵ

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng mức độ nghiêm trọng của đột quỵ

Vì sao hệ vi sinh đường ruột có liên quan đến đột quỵ?

Các yếu tố gây ảnh hưởng hệ vi sinh vật đường ruột ở người cao tuổi

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở người cao tuổi

Tại sao hệ vi sinh vật đường ruột thay đổi theo tuổi tác?

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp kiểm soát huyết áp

Vì sao mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây tăng huyết áp