Những dấu hiệu cảnh báo bệnh phổi đang phát triển âm thầm trong cơ thể

06/06/2018 08:30

những dấu hiệu ban đầu thường khó nhận thấy như đau ở một bên chân, thở hổn hển, ho ra máu, cảnh báo bệnh phổi

Ngoài dấu hiệu nhận biết đầu tiên là ho bệnh phổi còn có những dấu hiệu ban đầu thường khó nhận thấy như đau ở một bên chân, thở hổn hển, ho ra máu,...

Ho ra máu

Đó là dấu hiệu đáng báo động, bạn cần đi khám bác sĩ ngay lập tức. Tiến sĩ McKee nhấn mạnh ho ra máu (máu tươi hoặc màu nâu, chất nhầy) được xem là dấu hiệu của ung thư phổi nhưng điều này không có nghĩa là bạn chắc chắn mắc bệnh này.

Theo Mayo Clinic, có nhiều nguyên nhân khiến bạn ho ra máu như dãn phế quản, viêm phế quản mạn tính hoặc khí thũng phổi.

Thở hổn hển

"Nếu bạn gặp vấn đề liên quan đến phổi hoặc nếu bạn đang bị căng thẳng hoặc đang trải qua cú sốc trong cuộc sống, bạn dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra hơn. Các chức năng phổi bị tổn thương cộng với vi khuẩn có thể gây viêm phổi hoặc viêm phế quản .

Khi đó, bạn cần phải đi khám bệnh để bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh và thường được kê kháng sinh điều trị", tiến sĩ McKee cho biết.

Sưng, đau ở một bên chân

Theo tiến sĩ Andrea McKee, Chủ tịch Khoa Ung thư học Phóng xạ tại Bệnh viện Lahey và Trung tâm Ung thư Gordon thuộc Trung tâm Y tế Sophia ở Burlington, Massachusetts (Mỹ), thoạt nghe có vẻ triệu chứng này không mấy liên quan đến bệnh phổi.

Tuy nhiên, sưng và đau ở một bên chân có thể là dấu hiệu của chứng huyết khối tĩnh mạch sâu, hay còn gọi là cục máu đông ở chân. Nguy cơ nguy hiểm ở đây là cục máu đông có thể bị vỡ và đi vào phổi, gây ra chứng thuyên tắc phổi .

Một cục máu đông đi đến phổi có thể ngăn chặn dòng lưu thông máu và gây ra những tổn thương nghiêm trọng. Ngoài ra, bạn có thể gặp các triệu chứng khác như khó thở, thở dốc và đau ngực.

Điều quan trọng là bạn được điều trị càng sớm càng tốt vì khoảng 30% những trường hợp mắc bệnh sẽ tử vong, theo Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia của Mỹ.

Thở khò khè

"Chúng tôi thường hay nói với bệnh nhân là nếu bạn cảm thấy thở khò khè và không thể hít một hơi thật sâu thì hãy đi ngay đến bác sĩ", tiến sĩ McKee nói. Bác sĩ sẽ kiểm tra nguy cơ mắc các bệnh tiềm ẩn như COPD hoặc thậm chí thiếu máu.

Một nguyên nhân có thể gây ra tình trạng thở khò khè là do hen suyễn. Tại Mỹ, khoảng 10% những người trên 65 tuổi đang bị hen suyễn. Bệnh có thể được kích hoạt từ một số bệnh khác như viêm xoang mạn tính.

Không xuất hiện triệu chứng nào cả

Ung thư phổi là điều bạn không bao giờ muốn nghe. Nhưng tin đáng sợ là ung thư phổi giai đoạn sớm hiếm khi có triệu chứng.

"Chúng tôi thường xuyên phát hiện bệnh nhân bị ung thư phổi giai đoạn một rất tình cờ", tiến sĩ McKee nói. Đó là lúc bệnh nhân thực hiện kiểm tra ngực hoặc chụp X-quang cột sống. Và ung thư được phát hiện tại thời điểm đó.

Theo thời gian, khi các triệu chứng khác xuất hiện như đau lưng, nhức đầu, mệt mỏi, đau phổi thì thường đã quá muộn. Ung thư phổi khi đó bắt đầu lan đến những bộ phận khác của cơ thể.

Đó là lí do tại sao những người có nguy cơ cao bị ung thư phổi như trên 55 tuổi và có tiền sử 30 năm hút thuốc nên khi kiểm tra sức khỏe thường xuyên.

Bắt đầu đi thang máy và ngại leo cầu thang bộ

Nếu bạn cảm thấy hơi thở có vấn đề dù chỉ tham gia các hoạt động bình thường hoặc bị ho mãn tính (không bị cảm lạnh từ trước đó) hoặc khó thở, hãy đi khám bác sĩ để tầm soát bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính (COPD).

Theo Hiệp hội Phổi Mỹ, đây là căn bệnh gây tử vong nhiều thứ ba ở Mỹ. Trong số 11 triệu người được chẩn đoán bệnh, nhiều người không hề nghĩ mình bị bệnh, đặc biệt là phụ nữ.

Thêm vào đó, nhiều người nghĩ rằng thở hổn hển dù đi bộ một đoạn ngắn hay leo cầu thang bộ đơn giản là do tuổi cao sức yếu. Nhưng thực tế lại không phải vậy.

Cách bảo vệ phổi khỏe mạnh

"Điều quan trọng nhất bạn có thể làm là không nên hút thuốc. Mọi người cần hiểu rằng phổi là những bộ lọc mang oxy đến những bộ phận còn lại của cơ thể và giúp loại bỏ các chất gây ung thư và các mảnh vụn không lành mạnh khác", tiến sĩ McKee giải thích.

Và bạn không muốn làm tắc nghẽn các bộ lọc đó. "Nên nhớ, bạn chỉ nhận được một lá phổi thôi, hãy đổi xử tốt với nó".

Suckhoecuocsong.com.vn /Theo RD

Các tin khác

Hệ vi sinh đường ruột và các bệnh đường hô hấp có mối liên hệ như nào?

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột khắc phục các vấn đề về da

Hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến da như nào?

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột phòng ngừa đột quỵ

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng mức độ nghiêm trọng của đột quỵ

Vì sao hệ vi sinh đường ruột có liên quan đến đột quỵ?

Các yếu tố gây ảnh hưởng hệ vi sinh vật đường ruột ở người cao tuổi

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở người cao tuổi

Tại sao hệ vi sinh vật đường ruột thay đổi theo tuổi tác?

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp kiểm soát huyết áp