Những công thức pha nước ngâm chân cực tốt cho sức khỏe
Công thức pha nước ngâm chân cải thiện tinh thần, giảm stress
Ngâm chân nước nóng từ ngày xưa đã được coi là một phương pháp đơn giản để cải thiện sức khỏe lẫn tinh thần, tạo niềm hạnh phúc cho con người bằng cách thư giãn sâu, giảm stress, hồi phục sự cân bằng giữa suy nghĩ và cảm xúc.
Ngâm chân nước nóng còn giúp tăng lưu thông máu, giải độc và bổ sung dinh dưỡng cho những vùng cơ thể cần chữa lành. Ngâm chân nước nóng còn được biết là phương pháp điều trị hiệu quả một số biến chứng như đau nhức, huyết áp bất thường, thay đổi hormone, đau nhức, suy giảm chức năng xương khớp và các vấn đề về hệ tiêu hóa.
Một số công thức ngâm chân cực tốt cho sức khỏe:
Ngâm chân nước nóng với gừng
Chuẩn bị: 1,5l nước, 1 củ gừng già tươi, 20 g muối hạt.
Thực hiện: Đập dập ngừng cho vào nước đun sôi tiếp đó cho muối hạt vào khuấy đều, điều chỉnh nhiệt độ nước nóng tùy theo ý thích nhưng không để nhiệt độ nước ngâm quá nguội hoặc quá nóng. Trong quá trình ngâm chân kết hợp xoa bóp bấm huyệt bàn chân để đem lại hiệu quả hơn.
Ngâm chân nước nóng với muối
Chuẩn bị: 1,5l nước nóng, 20g muối hạt,
Thực hiện: Bỏ muối hạt vào nước đun sôi, khuấy đều để muối hòa tan hoàn toàn với nước. Nhiệt độ nước nóng khoảng 40-43 độ C. Bỏ nước ngâm chân ra chậu nhựa, mực nước ngâm chân phải cao trên mắt cá chân.
Ngâm chân nước nóng với lá lốt
Nguyên liệu:1,5l nước, 30g lá lốt tươi (chọn lá già là tốt nhất), 20g muối hạt
Thực hiện: Rửa sạch lá lốt để ráo nước. Đun sôi 1,5l nước rồi hòa tan muối và bỏ lá lốt vào. Bạn hãy điều chỉnh nhiệt độ nước cho thích hợp và kết hợp xoa bóp khi ngâm chân.
Ngâm chân nước nóng với sả
Nguyên liệu: 1,5l nước, 5 nhánh sả tươi, 20g muối hạt
Thực hiện: Đập nát sả cho vào nước đã đun sôi, sau đó hòa tan với muối hạt khoảng 5 phút. Điều chỉnh nhiệt độ nước cho thích hợp từ 40-43 độ C. hãy chú ý để nước ngập đến mắt cá chân và xoa bóp nhẹ nhàng bàn chân khơi thông khí huyết, cải thiện sức khỏe.
Ngâm chân nước nóng với ngải cứu
Nguyên liệu: 1,5l nước, lá ngải cứu chọn lá già, 20g muối hạt
Thực hiện: Lá ngải cứu rửa sạch, cắt nhỏ cho vào nước đun sôi, hòa tan muối rồi đổ nước ra chậu. Điều chỉnh nhiệt độ nước cho thích hợp. Hãy ngâm chân trong khoảng 15 phút rồi lau khô chân.
Những đối tượng nào không được dùng nước ngâm chân
Người vừa uống rượu hoặc bị bong gân, có vết thương hở ở chân cũng không nên áp dụng phương pháp này.
Người mắc bệnh tim mạch, huyết áp, thường xuyên chóng mặt thì không nên dùng nước quá nóng để ngâm chân. Nếu khi ngâm chân, bạn ra nhiều mồ hôi thì nên dừng lại, lau khô mồ hôi và nghỉ ngơi ở nơi kín gió.
Phụ nữ mang thai không nên xông nước nóng hay ngâm chân vì thời gian ngâm lâu khiến máu tập trung xuống chân mà không cung cấp đủ lên não gây tức ngực, chóng mặt, không tốt cho sức khỏe.
Trẻ trong giai đoạn dậy thì do các chức năng cơ thể vẫn chưa ổn định cũng không nên ngâm chân.
Bệnh nhân tiểu đường có lớp da dưới chân tương đối mỏng, dây thần kinh và bàn chân nhạy cảm với nhiệt độ, nếu bị một mụn nước nhỏ, không xử lý y tế kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng bàn chân, viêm loét nên rất dễ bị bỏng da.
Suckhoecuocsong.com.vn (Nguồn Hellobacsi)