Những câu chuyện kỳ bí về chứng hôn thụy trong y học

20/03/2015 09:25

 

Cô bé 4 tuổi ở Kazakstan ngủ suốt 16 năm ròng

 

Ở Kazakstan từng xảy ra trường hợp một cô bé 4 tuổi mắc chứng hôn thụy bị đem đi chôn. Khi chào đời, Nazira Rustemova là một bé gái khỏe mạnh, cơ thể phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác. Tuy nhiên, đến gần sinh nhật lần thứ 4, đột nhiên cô bé bị đau đầu dữ dội, không thuốc nào làm giảm được. Sau mỗi cơn đau, cô bé lại lịm đi.

 

Không tin con gái đã chết, người cha trở lại nghĩa địa, lật ván áo quan lên và sửng sốt nhận thấy xác con gái đã nằm sát vào một góc chứ không ở vị trí chính giữa như lúc hạ huyệt. Lớp vải liệm quấn quanh cô bé bị nhàu và đôi chỗ có vết cào xước. Ông vội vàng bế con về nhà.

 

 

Chứng hôn thụy vẫn được coi là bí ẩn đối với các nhà khoa học.

 

Trong suốt 2 tuần sau khi được đưa về nhà, Nazira vẫn trong trạng thái ngủ lịm đi. Gia đình đã tìm mọi cách để đánh thức cô bé nhưng vô hiệu. Cha cô bé bèn đưa cô bé đến bệnh viện. Từ đó, Bộ Y tế Liên Xô đã chuyển Nazira lên Matxcơva để nghiên cứu trong lồng kính cho đến khi bật tỉnh.

 

Sau 16 năm Nazira phát triển như thế nào

 

Trong suốt 16 năm được đặt trong lồng kính và chìm trong giấc ngủ dài, Nazira vẫn tiếp nhận thức ăn qua hệ thống ống dẫn nối với dạ dày, nhưng cơ thể cô bé chỉ dài thêm 30 cm mặc dù cho đến khi tỉnh lại, cơ thể cô phát triển nhanh như thổi. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, từ một cô bé, Nazira đã có một cơ thể phát triển như mọi cô gái 20 tuổi khác.

 

Sau khi tỉnh dậy, Nazira đã phục hồi khả năng khẩu ngữ, có thể giao tiếp với mọi người mà không quên từ nào. Thậm chí, cô còn nói được 4 ngoại ngữ, trong đó có tiếng Latinh và tự nhấc mình khỏi mặt đất nhẹ nhàng như bay. Tuy nhiên, sau đó mấy năm, những khả năng này biến mất. Nazira quên cả tiếng mẹ đẻ (tiếng Kazakstan), chỉ còn nhớ duy nhất tiếng Nga.

 

Được biết, đây là một trong những trường hợp mắc chứng hôn thụy mà đến nay, khoa học vẫn chưa một lần lý giải được. Những người bị chứng hôn thụy có thể ngủ hàng tháng trời, thậm chí vài chục năm. Trong thời gian đó, cơ thể họ hầu như không có sự thay đổi. Sau khi tỉnh giấc, quá trình trao đổi chất được tăng tốc khiến cho cơ thể lớn nhanh trông thấy, y như trong truyện cổ tích.

 

Ở một số bệnh nhân, còn xuất hiện nhiều khả năng kỳ lạ mà trước khi hôn mê họ chưa hề có.

 

Những trường hợp mắc bệnh khác

 

Một trường hợp khác là cụ bà Praxcovia Alechxeepna ở tỉnh Ulianopxcơ, Nga. Từ nhỏ đến nay bà đã có ít nhất 30 lần rơi vào trạng thái ngủ dài.

 

Những giấc ngủ say sưa kỳ lạ như thế cứ tiếp tục diễn ra một cách bất ngờ, lúc thì khi bà đang vắt sữa trong trại chăn nuôi của nông trường, khi đang đi trên đường phố, lúc trong cửa hàng bán thực phẩm... Có lần giấc ngủ của bà kéo dài suốt 4 tuần, lần lâu nhất là hơn 4 tháng.

 

Cho đến nay, chứng hôn thụy vẫn được coi là một bí ẩn thách thức đối với khoa học. Lý giải về những hiện tượng trên, các nhà khoa học Mỹ cho rằng có thể do một đột biến di truyền nào đó trong não gây ra. Tuy nhiên, đó chỉ là những phỏng đoán, còn câu trả lời chính xác có thể đến các thế hệ sau, sau nữa mới tìm ra nguyên nhân đích thực của nó.

 

Hải Yến - Skcs.vn (st)

Các tin khác

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột phòng các bệnh hô hấp

Hệ vi sinh đường ruột và các bệnh đường hô hấp có mối liên hệ như nào?

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột khắc phục các vấn đề về da

Hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến da như nào?

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột phòng ngừa đột quỵ

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng mức độ nghiêm trọng của đột quỵ

Vì sao hệ vi sinh đường ruột có liên quan đến đột quỵ?

Các yếu tố gây ảnh hưởng hệ vi sinh vật đường ruột ở người cao tuổi

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở người cao tuổi

Tại sao hệ vi sinh vật đường ruột thay đổi theo tuổi tác?