Nhận thức đúng về sừng tê giác là góp phần bảo vệ động vật hoang dã

10/11/2014 01:30

Thực chất việc tung tin về công dụng của sừng tê giác do lợi ích của một nhóm người trục lợi.

Quan niệm về “quý hiếm” và những lời đồn thổi

Thực chất việc tung tin về công dụng của sừng tê giác do lợi ích của một nhóm người trục lợi đánh vào lòng “tham, sân, si”, “ham sống sợ chết” của “giới nhà giàu” mà ra. Thậm chí, cả những người trực tiếp săn bắn lấy sừng tê giác khi bị bắt và khai báo cũng không biết giá trị thực hư của chiếc sừng tê như thế nào.

Quan niệm cho rằng “càng quý thì càng hiếm”, đối với sừng tê giác cũng bị hiểu sai vì “quý” do chữa bách bệnh (nhưng chưa có kết quả thực tiễn) “hiếm” do bắn giết dẫn đến tiệt chủng. Thực tế quý ở đây là “quý” do số lượng tê giác trên thế giới còn rất ít chứ không phải quý do sừng tê là “thần dược”.

Từ những suy luận không đúng khiến con người mãi trong vòng luẩn quẩn nhận thức mà không hiểu rõ về tác dụng thực sự của chiếc sừng tê giác.

Tác dụng của sừng tê giác theo kết quả nghiên cứu khoa học

Để tìm hiểu thực chấ tvề tác dụng của sừng tê giác, các nhà nghiên cứu khoa học đã  đưa sừng tê giác vào phòng thí nghiệm và kết quả thực tế của nó như thế nào?

Hãng dược phẩm Hoffmann-LaRoche thực hiện nghiên cứu sừng tê giác vào năm 1983

Năm 1983 các nhà nghiên cứu tại Hãng dược phẩm hàng đầu Hoffmann-LaRoche đã thử nghiệm tác dụng trị liệu của sừng tê giác. Sau 25 năm Hội Động vật học London cũng đã tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm.

Kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy: sừng tê giác không chứa các hoạt chất đặc biệt nào có khả năng trị bệnh. "Sừng tê giác về bản chất hoá học giống như chiếc móng tay, được làm bằng tóc kết bó lại với nhau mà thôi". Sừng tê giác “không có khả năng hạ sốt, không có khả năng chống viêm, không có khả năng giảm đau, không có khả năng chống co thắt, không có khả năng làm lợi tiểu” mà cũng “chẳng có tác dụng diệt vi khuẩn gây mưng mủ và vi khuẩn đường ruột”. "Điều này chứng tỏ rằng sừng tê giác là không mang lại lợi ích cho bất cứ ai, trừ người chủ ban đầu của nó mà thôi”.

Trường ĐH Trung Quốc (Hong Kong)thực hiện nghiên cứu sừng tê giác vào năm 1990

Năm 1990, một công trình nghiên cứu do các nhà khoa học Trường ĐH Trung Quốc ở Hong Kong đã cố gắng chứng minh kết quả chữa bệnh của sừng tê giác theo Y học cổ truyền Trung Hoa nhưng vẫn không thể tìm ra một bằng chứng hỗ trợ nào cho đặc tính chữa bệnh của sừng tê giác.

Kết quả nghiên cứu khoa học của Việt Nam về tác dụng của sừng tê giác

Tại Việt Nam chưa có kết quả nghiên cứu khoa học nào cho thấy sừng tê giác có tác dụng chữa bách bệnh. ThS Hoàng Khánh Toàn, chủ nhiệm khoa Đông y Bệnh viện TW Quân đội 108 khẳng định “cả trong và ngoài nước chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể điều trị ung thư hay làm tăng khả năng cương dương…”

Với những minh chứng trên, chuyên trang skcs.vn hy vọng bạn đọc và cộng đồng xã hội có cái nhìn đúng đắn về giá trị thực tế của sừng tê giác. Qua đó, tuyên truyền, vận động gia đình, bạn bè, đồng nghiệp không tiêu thụ sừng tê giác để bảo vệ loại động vật quý hiếm này tránh khỏi nguy cơ tiệt chủng,góp phần chấm dứt nạn thảm sát tê giác tại Nam Phi, bảo vệ các loài tê giác của thế giới.

“Không tiêu thụ sừng tê giác, bảo vệ động vật hoang dã” là thông điệp của chuyên trang skcs.vnphối hợp với Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) thực hiện để bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống và trái đất.

Hải Yến - Skcs.vn

Các tin khác

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng mức độ nghiêm trọng của đột quỵ

Vì sao hệ vi sinh đường ruột có liên quan đến đột quỵ?

Các yếu tố gây ảnh hưởng hệ vi sinh vật đường ruột ở người cao tuổi

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở người cao tuổi

Tại sao hệ vi sinh vật đường ruột thay đổi theo tuổi tác?

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp kiểm soát huyết áp

Vì sao mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây tăng huyết áp

Mối liên hệ giữa bệnh tăng huyết áp và hệ vi sinh đường ruột như thế nào?

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột ngừa rối loạn tiêu hóa