Nguyên tắc mua và bảo quản thực phẩm trong ngày Tết

01/02/2024 15:21

Bảo quản thực phầm trong ngày Tết những điều cần lưu ý

Tiêu thụ nhiều thực phẩm trong những ngày Tết là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý về đường tiêu hóa khiến những ngày tết cổ truyền giảm đi niềm vui, đôi khi còn để loại những hậu quả khôn lường cho sức khoẻ tổng thể. Vì vậy, việc mua bảo quản thực phẩm trong những ngày Tết cần cẩn thận, kỹ lưỡng khoa học để ngày xuân được an toàn, trọn vẹn.

Nguyên tắc mua thực phẩm để đảm an toàn trong những ngày Tết người dân cần xem tem truy xuất nguồn gốc gồm các thông tin về thực phẩm, hàng hóa từ nơi sản xuất, chế biến tới phân phối, tiêu thụ. Các thông tin được mã hóa dưới dạng mã vạch hoặc mã Qrcode có thể kiểm tra các thông tin bằng cách cài đặt phần mềm quét mã vạch trên điện thoại thông minh hay máy tính bảng để kiểm tra trước khi mua.

Đối với những thực phẩm có bao gói sẵn, không dán tem truy xuất nguồn gốc cần lựa chọn sản phẩm có nhãn, mác đủ các thông tin như tên sản phẩm; thành phần cấu tạo; định lượng sản phẩm; ngày sản xuất; thời hạn sử dụng và hướng dẫn bảo quản; hướng dẫn sử dụng; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm; xuất xứ; các khuyến cáo, cảnh báo an toàn…

Lưu ý chỉ chọn những thực phẩm còn hạn sử dụng, bao gói còn nguyên vẹn. Không chọn sản phẩm đóng hộp bị phồng lên hoặc rò rỉ, biến dạng do va đập, vỏ hộp có gỉ sét, hộp khi mở có mùi hôi, mùi lạ khác với mùi đặc trưng của sản phẩm… kể cả còn hạn dùng. Tuyệt đối không mua thực phẩm, đồ uống chứa trong các chai, hộp bằng chất liệu nhựa để hạn chế độc tố do nhựa thôi nhiễm ra thực phẩm, đồ uống.

Tương tự, đối với thực phẩm chế biến sẵn bởi tính linh hoạt như: giò, chả, nem, bánh chưng, thịt bò khô, trâu gác bếp...cần chọn mua sản phẩm có nguồn gốc uy tín, có ngày tháng sản xuất, thời gian sử dụng, cách bảo quản, chế biến và thành phần chính trong thực phẩm...Không mua thực phẩm sử dụng quá nhiều phụ gia gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đối với các loại hạt như: đậu, lạc, hạt dưa, hạt bí, hạt hướng dương chú ý để không mua phải loại bị mốc vì có chứa độc tố, vi nấm nguy hiểm cho sức khỏe người sử dụng.

Tương tự, chọn mua bánh kẹo của các thương hiệu uy tín, có nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng rõ ràng, tránh mua phải hàng nhái kiểu dáng, nhãn hiệu… Không mua các loại bánh, mứt, kẹo, nước giải khát trôi nổi, màu sắc sặc sỡ vì thường được nhuộm phẩm màu hóa học, nguy cơ gây độc rất cao cho người dùng.

Đối với các loại thủy, hải sản cần chọn thủy, hải sản còn sống. Nên mua ở các hàng quen, uy tín, được bảo quản trong đá lạnh. Cá tươi phải có miệng ngậm kín, thân cá rắn chắc, đàn hồi, không để lại vết ấn của ngón tay trên thịt cá. Vảy bám chặt vào thân cá, mang phải đỏ hồng. Phân biệt mùi tanh tự nhiên với mùi hôi tanh do hải sản bị phân hủy, ươn, thối.

Với thịt, chọn loại có màu sắc tươi, thịt có độ đàn hồi, thớ thịt mịn bóng, vết cắt có màu sắc bình thường, khô. Không chọn thịt có mùi lạ, mùi ôi hay có mùi thuốc kháng sinh. Gà còn sống nên chọn con mắt tinh nhanh, mào đỏ, lông óng mượt, lườn căng. Không mua gà ốm, xù lông, chảy dãi, mào tím tái, mắt lờ đờ, mắt như buồn ngủ, hậu môn ướt…

Rau, củ, quả lựa chọn loại còn tươi, màu sắc tự nhiên, nguyên cuống, không dập nát, héo úa. Không mua rau, quả trái mùa, rau quá non, quá mập, màu sắc quá đẹp vì sẽ có thuốc kích thích, thuốc bảo quản gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá.

Cách bảo quản thực phẩm

Bảo quản thực phẩm bằng cách phân loại & để riêng từng khu riêng biệt. Bánh chưng có thể để vào ngăn mát tủ lạnh, ăn đến đâu cắt đến đó, phần còn lại dùng màng che thực phẩm bao kín. Bánh chưng trong tủ lạnh trước khi ăn cần luộc, hấp lại hoặc rán trước khi ăn. Tuy nhiên hạn chế rán bánh vì sẽ làm tăng lượng chất béo (dầu/mỡ) không có lợi cho sức khỏe.

Giò, chả cần bảo quản ở nhiệt độ dưới 25 độ C. Phương pháp bảo quản đúng sẽ giữ  được từ 4-6 ngày (khi để ngăn mát) và 10 ngày (nếu để ở ngăn đá). Lưu ý khi lấy giò, chả ra khỏi ngăn đá cần để ở nhiệt độ phòng khoảng 4 giờ hoặc chuyển vào ngăn mát 8 giờ trước khi sử dụng. Nếu dùng ngay cần rã đông nhanh bằng cánh cho vào nilong và ngâm nước lạnh khoảng 60 phút.

Thịt đông

Với món thịt đông, nên chia thành từng hộp nhỏ vừa đủ ăn từng bữa để bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Bằng cách này, bạn vừa giữ được hương vị đặc trưng của món ăn, vừa giúp bảo quản lâu hơn.

Thịt, cá và các loại hải sản

Cho thịt vào túi hút chân không hoặc túi ni lông thường rồi bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh, khi dùng thì rã đông tự nhiên trong tủ lạnh. Việc này sẽ tiện lợi hơn là bỏ nguyên miếng thịt to vào tủ lạnh. Phương pháp này giúp thịt cá giữ nguyên hương vị tự nhiên, không có mùi khó chịu.

Các loại rau, củ, quả

Khi mua nên chọn loại quả có vỏ cứng như xu hào, bí xanh, su su… tránh chọn loại dễ giập nát. Sau đó rửa sạch, lau khô, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh hoặc để nơi khô ráo bên ngoài.

Dưa, hành

Nên bảo quản ở nơi thoáng mát. Khi ăn dùng đũa sạch gắp dưa hành sau đó rửa qua bằng nước sôi để nguội hoặc nước muối pha loãng. Trước khi ăn bóc vỏ ngoài, lấy phần dưa hành trắng nõn để ăn.

Những vấn đề cần lưu ý

Không để các loại rau ăn đã sơ chế vào tủ lạnh khi dùng không hết do hàm lượng nitrat có trong các loại rau xanh nhiều, khi để quá lâu vi khuẩn phân hủy, lượng nitrat sẽ tạo thành nitrit một chất gây ung thư.

Những thực phẩm đã chế biến cần ăn ngay, không để đồ ăn đã nấu chín trong môi trường nhiệt độ thường quá 2 giờ. Những thức ăn còn thừa sau bữa ăn nên đun nóng lại, để nguội rồi mới để vào trong ngăn mát tủ lạnh. Khi ăn phải nấu chín lại thức ăn trước khi dùng vì nhiệt độ trong tủ lạnh chỉ có tác dụng hạn chế vi khuẩn phát triển, tuy nhiên không thể tiêu diệt được nó.

Tương tự, đối với thức ăn nấu lại, vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 100ºC, nhưng độc tố do vi khuẩn sinh ra vẫn còn nguyên độc tính có thể dẫn đến ngộ độc. Vì vậy các chuyên gia khuyến cáo ngày Tết người dân nên chế biến lượng thức ăn vừa đủ, để tránh ăn không hết nấu đi nấu lại sẽ bị hao hụt chất dinh dưỡng và không tốt cho hệ tiêu hoá.

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ

Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ

Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt

Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt

Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột

Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch

Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch

Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột

Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột