Người lớn đang khỏe mạnh có thể rối loạn thần kinh nếu nhiễm virus Zika

15/04/2016 09:03

Người lớn dù đang khỏe mạnh cũng có thể lây nhiễm loại virut này và dẫn đến rối loạn thần kinh.

Một phát hiện mới của các nhà nguyên cứu cho thấy virut Zika không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai phụ và thai nhi. Người lớn dù đang khỏe mạnh cũng có thể lây nhiễm loại virut này và dẫn đến rối loạn thần kinh.

Virut Zika không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai phụ và thai nhi trong bụng mẹ mà mới đây các nhà khoa học Brazil đã phát hiện ra loại virut này còn tấn công vào hệ thống thần kinh trung ương ở cả người lớn, gây ra căn bệnh viêm não tủy cấp lan tỏa, hay còn gọi là ADEM. Nói như vậy có nghĩa là loại virut Zika đang là mối đe dọa của toàn thế giới, kể cả đối với những người trưởng thành khỏe mạnh cũng có thể nhiễm loại virut này và bị chúng tấn công lên não bất cứ lúc nào.

Loại muỗi này có thể truyền nhiễm virut Zika.

Theo Telegraph, nhiều nghiên cứu trước đây đã chứng minh virus Zika có mối liên quan với hội chứng Guillain-Barre, tấn công các dây thần kinh ngoại vi bên ngoài não bộ và tủy sống, gây tê liệt tạm thời. Trong một số trường hợp, bệnh nhân phải sử dụng bình dưỡng khí để thở.

Được biết, hội chứng Guillain-Barré (viết tắt GBS), đôi khi còn gọi là chứng liệt Landry hoặc hội chứng Guillain-Barré-Strohl, là một bệnh đa dây thần kinh cấp, một rối loạn ảnh hưởng đến hệ thần kinh ngoại biên. Triệu chứng điển hình nhất là bàn chân và bàn tay bắt đầu yếu và liệt dần, sau đó lan dần vào trong thân. Một số dạng triệu chứng khác có thể làm thay đổi cảm giác, hoặc gây đau, cũng như làm rối loạn hệ thần kinh tự chủ (rối loạn hệ thần kinh thực vật; dysautonomia). Nó có thể gây những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt trong trường hợp các cơ của hệ hô hấp hoặc hệ thần kinh tự chủ bị ảnh hưởng.

Cũng theo đó, hãng thông tấn Reuters đưa tin thêm, tại cuộc họp của Học viện Thần kinh Mỹ diễn ra vào ngày 10/4 vừa qua, tiến sĩ Maria Lucia Brito cho biết trong số 151 bệnh nhân dương tính với Zika từ tháng 12/2014 đến tháng 6/2015 tại Bệnh viện Phục hồi (Recife, Brazil) đã có tới 4 người bị Guillain-Barre và 2 người bị viêm não tủy cấp lan tỏa có tên khoa học là Acute Disseminated Encephalomyelitis (ADEM)

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ADEM xảy ra do hậu quả của một căn bệnh nhiễm trùng nào đó, khiến não và tủy sống xuất hiện những vùng sưng lớn làm thiệt hại myelin, các lớp phủ bảo vệ màu trắng xung quanh sợi thần kinh gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng, khiến cơ thể mệt mỏi, tê, mất thăng bằng, tầm nhìn và một số triệu chứng tương tự như bệnh đa xơ cứng.

Tiến sĩ Brito cho biết: "Mặc dù nghiên cứu nhỏ nhưng có thể cung cấp bằng chứng khẳng định việc virus Zika có tác động lên não nhiều hơn so với các nghiên cứu trước đó".

Theo thống kê Y tế, bệnh dịch do virus Zika ăn não người đã lây lan sang hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây được coi là nguyên nhân chính gây tật đầu nhỏ ở thai nhi. Brazil đã ghi nhận hơn 900 trường hợp mắc tật đầu nhỏ có liên quan đến Zika và đang xem xét hơn 4.000 trường hợp khác.

Từ những nghiên cứu này cho thấy, virut Zika không chỉ còn là mối đe dọa đến các sản phụ, thai nhi nữa, mà bất cứ ai trong số chúng ta cũng có thể là đối tượng của virut, đặc biệt người lớn có thể rối loạn thần kinh nếu nhiễm virut Zika.

Suckhoecuocsong.com.vn (Theo Đời sống & Pháp luật)

Các tin khác

Vì sao hệ vi sinh đường ruột có liên quan đến đột quỵ?

Các yếu tố gây ảnh hưởng hệ vi sinh vật đường ruột ở người cao tuổi

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở người cao tuổi

Tại sao hệ vi sinh vật đường ruột thay đổi theo tuổi tác?

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp kiểm soát huyết áp

Vì sao mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây tăng huyết áp

Mối liên hệ giữa bệnh tăng huyết áp và hệ vi sinh đường ruột như thế nào?

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột ngừa rối loạn tiêu hóa

Vì sao đồ ăn cay gây ảnh hưởng hệ vi sinh đường ruột