Nghiên cứu phát hiện 60% người Việt loãng xương do di truyền

01/03/2016 23:05

công trình nghiên cứu 10 năm trên 4 nghìn bệnh nhân cho thấy 60% người Việt loãng xương do di truyền

Nếu như trước đây, nguyên nhân dẫn tới loãng xương phần lớn được cho là do chế độ ăn, uống không đủ chất, ít vận động, do tuổi tác, bệnh lý đi kèm…thì đến nay sau công trình nghiên cứu 10 năm trên 4 nghìn bệnh nhân cho thấy 60% người Việt loãng xương do di truyền…

60% người Việt loãng xương do di truyền

Bác sĩ Hồ Phạm Thục Lan - trưởng khoa Cơ xương khớp Bệnh viện 115 (TP.HCM) cho biết yếu tố di truyền chiếm trên 60% là nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương bởi vậy cha mẹ bị gãy xương do loãng xương thì nguy cơ con cái bị loãng xương rất cao. Kết quả trên được phân tích qua công trình nghiên cứu thực tế sau 10 năm trên 4000 bệnh nhân loãng xương do bác sĩ Thục Lan thực hiện.

Bác sĩ Thục Lan đang khám cho người bệnh

Chính vì tỷ lệ di truyền rất cao nên xác định trong bộ gen, gen nào quyết định về xương sẽ rất hữu ích trong phòng ngừa nguy cơ, có thể ức chế hoặc kích hoạt nguy cơ gây bệnh, ngăn không cho bệnh tiến triển nữa. Đặc biệt, nếu kích hoạt thay đổi gen từ thế hệ con cái không chỉ phòng ngừa bệnh loãng xương mà cả những bệnh thông thường trong cộng đồng và có những biện pháp phòng ngừa tiên tiến hơn trong tương lai.

Phương pháp phòng ngừa khoa học

Trước đây, y học phân tích gen từ mấy chục rồi đến mấy trăm. Tuy nhiên, hiện nay, Anh, Mỹ, Úc và Trung Quốc đã phân tích được toàn bộ bản đồ gen (mấy triệu gen) cùng lúc.

Bác sĩ Lan chia sẻ “May mắn có được sự trợ giúp của giáo sư Nguyễn Văn Tuấn công tác tại Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan, Úc, nên nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố gen và môi trường đến loãng xương được thuận lợi trong việc xác định mật độ xương đỉnh của riêng người Việt trong chẩn đoán bệnh loãng xương”.

Ban đầu khi phân tích từng gen rời rạc đã thấy được sự tương quan giữa yếu tố di truyền và môi trường, yếu tố môi trường có thể làm thay đổi ảnh hưởng của gen đó trên mỗi cá thể của người da trắng và mẫu nghiên cứu của mình. Trong 3 gen có liên quan đến bệnh loãng xương ở người Việt Nam cũng là 3 gen được phát hiện trên người da trắng. Điều đó cho thấy người da trắng và người châu Á có những yếu tố di truyền giống nhau.

Tuy vậy, trong 3 gen này có một gen là yếu tố thuận lợi cho tình trạng mật độ xương ở người da trắng nhưng lại là yếu tố không tốt cho người Việt Nam.

Máy chẩn đoán loãng xương ở các châu lục cho kết quả khác nhau

Khi so sánh mật độ xương máy đo được từ từng người với tham số được gọi là mật độ xương đỉnh, tham số này thay đổi ở mỗi chủng tộc, dân tộc, cộng đồng khác nhau.

Bởi vậy, những máy đo loãng xương ở Việt Nam (sản xuất tại Mỹ), cài sẵn tham chiếu của người Mỹ cao hơn của người Việt Nam rất nhiều dẫn đến người Việt bị chẩn đoán loãng xương oan rồi điều trị oan.

Theo thống kê, ở Việt Nam tỷ lệ loãng xương là 27%; nam giới trên thế giới và Việt Nam tương đồng là 10%. Nhưng dùng chỉ số trong máy thì lên tới 45% ở phụ nữ, 30% ở nam giới. Điều này dẫn đến thực tế gây thiệt hại đến sức khỏe bệnh nhân, kinh tế và gánh nặng xã hội. Nếu không bị bệnh nhưng uống thuốc điều trị loãng xương, một người bình thường có thể bị rối loạn chuyển hóa do tác dụng của thuốc.

Bởi vậy, ngoài yếu tố di truyền, việc bổ sung canxi, tăng cường vận động rất hữu ích cho mọi người. Loãng xương xảy ra ở phụ nữ sau mãn kinh chiếm tỷ lệ cao nhất nên cần đặc biệt quan tâm.

Bác sĩ Lan cho biết “Xác định tương tác giữa yếu tố gen và môi trường cũng là hướng đi mới hiện nay trên thế giới nhằm xác định vai trò của các yếu tố thường gặp này trong các bệnh hay gặp ở cộng đồng như loãng xương, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, béo phì… với kỹ thuật hiện đại giải trình tự toàn bộ hệ gen" bởi vậy "Trong tương lai, mỗi người sẽ có một thẻ “visa sức khỏe”, đi đến đâu, gặp bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe, cơ sở y tế chỉ quét thẻ sẽ biết và có hướng điều trị”.

Được biết, bác sĩ Thục Lan vừa nhận giải thưởng L’Oréal - UNESCO vì sự phát triển của phụ nữ trong khoa học năm 2015 với 20 bài báo công bố quốc tế, nhiều bài được đăng trong tạp chí hàng đầu của lĩnh vực nội tiết, loãng xương, bệnh cơ xương khớp.

Tổng hợp

Các tin khác

Vì sao hệ vi sinh đường ruột có liên quan đến đột quỵ?

Các yếu tố gây ảnh hưởng hệ vi sinh vật đường ruột ở người cao tuổi

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở người cao tuổi

Tại sao hệ vi sinh vật đường ruột thay đổi theo tuổi tác?

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp kiểm soát huyết áp

Vì sao mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây tăng huyết áp

Mối liên hệ giữa bệnh tăng huyết áp và hệ vi sinh đường ruột như thế nào?

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột ngừa rối loạn tiêu hóa

Vì sao đồ ăn cay gây ảnh hưởng hệ vi sinh đường ruột