Nên kiểm tra sức khỏe nếu có đặc điểm “3 nhanh, 2 nhỏ” phòng ngừa nguy cơ gây bệnh

15/08/2020 08:51

Nên đi kiểm tra sức khỏe nếu cơ thể có những đặc điểm này

Ai cũng muốn mình có được cơ thể khỏe mạnh, ít nhiễm bệnh tật, sống lâu bên cạnh người thân và gia đình. Nhưng có những người không có thói quen sinh hoạt tốt, sức khỏe sẽ bị suy yếu, nguy cơ mắc các bệnh rất cao và tuổi thọ bị cắt giảm. Do đó, nếu cơ thể có đặc điểm “3 nhanh, 2 nhỏ” sau đây, bạn nên kiểm tra sức khỏe của mình để phòng ngừa kịp thời những nguy cơ gây bệnh.

3 nhanh

Tính cách hay thay đổi, nóng nảy

Nhiều người nghĩ rằng khi nóng nảy, giận dỗi, bực tức thường sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe nhiều nhưng thực tế lại cho thấy những cơn nóng giận ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Bạn có biết những Những người với tính tình quá cáu kỉnh dễ khiến gan bị tổn thương khi dồn nén uất ức trong người. Khi cơn nóng giận khiến bạn mất bình tĩnh sẽ khiến làm tăng tốc độ lưu thông máu dẫn đến các bệnh như tăng huyết áp, bệnh tim mạch và mạch máu não.

Nhịp tim nhanh

Nhịp tim cũng là yếu tố giúp bạn nhận biết sức khỏe của bản thân mình. Thông thường, nhịp tim của cơ thể khỏe mạnh phải là 75 nhịp / phút, nếu nhịp tim của bạn vượt quá 110 nhịp / phút thì bạn cần phải chú ý ngay. Nhịp tim quá nhanh thường sẽ báo hiệu các bệnh về tim mạch, nguy cơ đột tử cao do đó bạn cần đặc biệt lưu ý đến đặc điểm này.

Ăn nhanh

Nhiều người thường có thói quen ăn nhanh đển làm việc hoặc tranh thủ kéo dài thời gian nghỉ ngơi,…nhưng không hề biết rằng chính thói quen này lại ảnh hưởng tới sức khỏe, vấn đề tiêu hóa, dạ dày rất nhiều.

Trong khi ăn nhanh thức ăn chưa được nghiền nát đã xuống dạ dày khiến chúng mất nhiều thời gian tiêu hóa. Nếu như cứ duy trì thói quen này trong thời gian dài, ngày này qua tháng nọ có thể gây ra tình trạng đau dạ dày, chướng bụng và khó tiêu.

Bên cạnh đó, thói quen ăn nhanh cũng khiến tim bạn đập nhanh, xuất hiện tình trạng hồi hộp, đánh trống ngực.

2 nhỏ

Dung tích phổi nhỏ

Người có dung tích phổi nhỏ sẽ cảm thấy vất vả khi leo cầu thang, leo núi, lên dốc,,,, vừa lên được mấy tầng, một đoạn ngắn đã thở hổn hển, tức ngực và khó thở. Đây là dấu hiệu dễ dàng nhận thấy phổi của bạn đang suy yếu, cơ thể bắt đầu

Lực nắm tay nhỏ

Sức mạnh tay cầm không chỉ liên quan đến sức mạnh cơ bắp mà còn liên quan đến sức khỏe của tim. Theo một số nghiên cứu cho thấy những người có thể lực mạnh mẽ thường có trái tim khỏe mạnh hơn.

Cứ giảm 5kg sức mạnh cầm nắm của tay thì nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch tăng 17%, nguy cơ đau tim tăng 7% và đột quỵ là 9%. Vì vậy, khi cảm thấy lực cầm nắm yếu, bạn nên kiểm tra sức khỏe tim mạch tránh tình trạng sức khỏe bị diễn biến nặng do phát hiện muộn.

Cần phải làm gì để bảo vẻ sức khỏe

+ Kiềm chế cảm xúc của mình, tránh tức giận, để tránh các bệnh về gan và tim mạch. Khi bạn cảm thấy tức giận hãy hít thở sâu và hãy uống một tách trà vì nó có thể giúp bạn thư giãn, giải tỏa bớt cơn nóng giận hoặc nghe một bản nhạc, thiền,….

+ Chăm chỉ luyện tập thể thao thường xuyên như bơi lội, đi xe đạp, chạy bộ, cầu lông, gym, yoga,…

+ Chế độ ăn uống hợp lý nên bổ sung nhiều các loại trái cây, rau xanh, thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng, protein,…

+ Hạn chế ăn các thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn

+ Không hút thuốc, sử dụng chất kích thích hay uống rượu bia, đồ uống có cồn

+ Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý

+ Kiểm tra, thăm khám sức khỏe định kỳ, thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

+  Ăn chậm, nhai kỹ

+ Đi ngủ đúng giờ, không thức quá khuya

+ Bổ sung nước đầy đủ, mỗi ngày nên uống 2 lít nước.

Suckhoecuocsong.vn/Theo Báo dân sinh

 

Các tin khác

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột do hút thuốc lá

Rối loạn hệ vi sinh đường ruột do hút thuốc lá

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch

Hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch ra sao

Tiếp xúc hóa chất gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột như thế nào?

Các loại thực phẩm không tốt cho lợi khuẩn, hệ vi sinh đường ruột

Những thực phẩm tốt nhất cho hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh

Bí quyết tăng cường lợi khuẩn cho hệ vi sinh vật đường ruột

Những loại đồ uống không tốt cho hệ vi sinh vật đường ruột

Bổ sung quá nhiều lợi khuẩn ảnh hưởng tới hệ vi sinh đường ruột như nào?