Lý do cha mẹ nên chơi với con thật nhiều

25/03/2016 10:25

Việc chơi đùa có thể giúp các con học tập và rèn luyện được các kỹ năng hữu ích cho cuộc sống.

Việc chơi đùa có thể giúp các con học tập và rèn luyện được các kỹ năng hữu ích cho cuộc sống.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, đồ chơi và các trò chơi “trải nghiệm” có thể giúp khơi dậy trí thông minh của trẻ. Không nhất thiết phải là những đồ chơi đắt tiền hay trò chơi đòi hỏi sự bày vẽ cầu kỳ mà đơn giản chỉ là những thứ giúp trẻ tự do sáng tạo và phát triển tư duy. 

1. Chơi giúp con thông minh hơn

Sự tương tác với đồ chơi có thể giúp trẻ tiếp thu được nhiều kỹ năng cơ bản. Hãy để ý một đứa bé chơi với bộ đồ chơi xe lửa. Bé không chỉ chủ động biết được thêm về xe lửa mà còn biết được các bánh xe vận hành ra sao, làm sao để sử dụng đường ray và thậm chí cả trọng lực hoạt động thế nào. Khi phân loại những chiếc xe lửa, bé cũng sẽ học được về màu sắc, con số, kích cỡ và hình dáng…

2. Chơi giúp phát triển kỹ năng xã hội

Xếp hàng, hợp tác cùng nhau, tuân thủ luật lệ, thông cảm và khả năng tự điều chỉnh… chỉ là một vài trong số nhiều kỹ năng xã hội mà việc chơi đùa nhấn mạnh đến. Nó giúp trẻ hiểu được các quy tắc tương tác xã hội, sẽ rất có giá trị trong mọi mối quan hệ sau này của bé. Những đứa trẻ có thể chơi chung tốt với nhau sẽ có thể hợp tác tốt với người khác sau này, và cũng có nghĩa chúng có kỹ năng xã hội tốt.

Sự tương tác với đồ chơi có thể giúp trẻ tiếp thu được nhiều kỹ năng cơ bản.

3. Chơi giúp kiềm chế bốc đồng

Người ta thường nói rằng chơi là công việc của trẻ con, và quả thật là thế, nó mang tính chất của công việc nhiều hơn ta tưởng. Đặc biệt, chơi tự do không phải là tự do, đó là cả vấn đề về sự tự chủ và tuân theo những quy tắc xã hội. Những đứa trẻ từng tham gia vào trò chơi đóng kịch có thể rèn luyện được tính trách nhiệm xã hội cao hơn. Những đứa trẻ bốc đồng có xu hướng cho thấy sự tiến bộ tốt nhất khi được cho cơ hội chơi nhiều hơn.

4. Chơi làm giảm căng thẳng

Bạn tự hỏi, con bạn ngủ, ăn, và chơi gần hết thời gian của ngày, thế thì có gì mà căng thẳng chứ? Thế nhưng tuổi thơ còn bao gồm cả việc học các quy tắc xã hội, kiềm chế bản thân, làm theo những điều mà người lớn nói và đối đầu với những “cuộc chia ly” – quá nhiều cho những đứa trẻ thậm chí chỉ mới vừa chập chững tập đi.

5. Chơi giúp tăng cường khả năng tập trung và trí nhớ

Chơi là một trong những cách tự nhiên và thú vị nhất để một đứa trẻ có thể bắt đầu phát triển những kỹ năng chú ý và tập trung. Tất cả chúng ta đều từng thấy một đứa trẻ chập chững mải mê chơi đến nỗi thậm chí không nghe thấy khi bạn gọi tên bé. Sự tập trung này cũng chính là kỹ năng mà một đứa trẻ cần trong những năm sau này để viết một bài luận, lắng nghe một bài giảng hay biểu diễn một bản piano…

6. Chơi giúp phát triển thể chất

Những trẻ được vui chơi sẽ lớn lên trở thành một thiếu niên, một người trưởng thành năng động và khỏe mạnh. Các trò chơi giác quan – vận động, trong đó dùng cả giác quan và cơ bắp, cho phép trẻ khám phá về cơ thể cùng những khả năng của mình.

 

Những trẻ được vui chơi sẽ lớn lên trở thành một thiếu niên, một người trưởng thành năng động và khỏe mạnh.

7. Chơi giúp trẻ hiểu cách mọi thứ vận hành

Bạn đã bao giờ để ý cách trẻ con làm đi làm lại một thứ gì đó? Dù đó là trèo lên cầu tuột rồi tuột xuống, làm đi làm lại như thế hoặc liên tục đá vào một quả bóng, thì những hoạt động này đều dẫn đến kết quả là sự thành thục. Trẻ con học cách làm chủ những kỹ năng mới thông qua việc chơi đi chơi lại.

8. Chơi giúp phát triển khả năng tư duy toán học

Khi trẻ chơi với những đoàn tàu, những miếng lắp ghép hay hầu hết các món đồ chơi khác là chúng đang trực tiếp chơi với toán học. Chơi dạy cho trẻ về mối quan hệ giữa những thứ khác nhau, do đó giúp chúng phát triển lối suy nghĩ giúp ích cho môn Toán học sau này.

9. Chơi giúp phát triển ngôn ngữ và khả năng đọc viết

Việc chơi đùa cùng những đứa trẻ khác đòi hỏi con bạn phải sử dụng và làm quen với ngôn ngữ. Những đứa nhỏ thường xuyên tham gia chơi, đặc biệt là các trò chơi đóng giả, cho thấy một sự vượt trội về số từ vựng sử dụng, độ dài câu sử dụng cũng như độ phức tạp của ngôn ngữ mà chúng sử dụng.

10. Chơi cho phép trẻ nói lên những cảm xúc khó khăn của mình

Những cảm xúc mạnh mẽ, nhất là những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, ghen tị, lo lắng và sợ hãi – có thể quá sức chịu đựng của trẻ nhỏ. Chơi đùa sẽ mang đến một “lối thoát” lành mạnh cho việc thể hiện những cảm xúc quá mức và tiêu cực đó, và do vậy cha mẹ rất nên cho con không gian để khám phá mình.

Việc chơi đùa tự do với những món đồ chơi và trò chơi yêu thích có thể giúp trẻ phát triển nhiều giác quan và khả năng tư duy. Hãy để trẻ chơi theo bất cứ cách nào mà chúng muốn, cha mẹ chỉ nên là người cùng tham gia và định hướng những hoạt động tích cực cho con.

(Theo Webtretho)

Các tin khác

Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

Bí quyết giúp uống rượu bia không say

Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ