Lưu ý những căn bệnh cần cách ly để tránh lây nhiễm

22/01/2016 22:34

Thế giới trải qua nhiều biến cố, dịch bệnh cướp đi sinh mạng của hàng triệu người.

Thế giới trải qua nhiều biến cố, dịch bệnh cướp đi sinh mạng của hàng triệu người. Ngoài những căn bệnh không lây nhiễm, có loại bệnh đòi hỏi bệnh nhân phải được cách ly tại nhà hoặc ở trong khu vực cách ly của bệnh viện cho đến khi các triệu chứng giảm dần để tránh lây nhiễm cho cộng đồng...

Bệnh lao chứa vi khuẩn Mycobacterium

Lao là một bệnh truyền nhiễm lây qua không khí do vi khuẩn Mycobacterium. Những người bị tổn thương hệ miễn dịch thường là những người có nguy cơ nhiễm lao cao nhất.

Vì vậy, đối với bệnh nhân lao thông thường có một môi trường riêng biệt để tránh lây nhiễm cho mọi người, hạn chế người vào thăm để tránh lây nhiễm.Tuy vậy, có một số loại lao không lây nhiễm cho người khác.

Sốt thương hàn lây truyền qua sử dụng nguồn nước, thực phẩm

Sốt thương hàn là loại sốt do nhiễm vi khuẩn và lây truyền qua sử dụng nguồn nước hoặc thực phẩm bị ô nhiễm.

Tương tự như bệnh tả, bệnh nhân thương hàn có thể làm ô nhiễm nguồn nước qua phân và vi khuẩn có thể sống sót hàng tuần trong nước. Vì vậy, những bệnh nhân bị chủng cấp của sốt thương hàn cần được cách ly cho tới khi các triệu chứng bắt đầu thoái lui.

Hội chứng hô hấp cấp tính nặng(SARS)

Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) là một bệnh hô hấp do vi-rút lần đầu tiên được phát hiện năm 2003 gây ra bởi một loại vi-rút thuộc họ coronavirus.

Giống như các bệnh lây qua đường không khí khác, SARS có thể lây lan khi người bệnh ho hoặc hắt hơi vì vậy bệnh rất dễ bùng phát. Không chỉ vậy, vi-rút còn có thể tồn tại không cần vật chủ trong vòng 6h, vì vậy bạn có thể nhiễm bệnh khi chỉ tiếp xúc với đồ vật bệnh nhân đã sử dụng. Do đó, người bệnh cần được cách ly đặc biệt để ngăn ngừa đại dịch bùng phát.

Bạch hầu gây ra bởi vi khuẩn Corynebacterium diphtheria

Bệnh bạch hầu ảnh hưởng tới niêm mạc họng và mũi, gây ra bởi vi khuẩn Corynebacterium diphtheria và có thể lây lan dễ dàng qua tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân hoặc đối tượng bị nhiễm bệnh.

Vi khuẩn Corynebacterium diphtheria gây bệnh bạch hầu

Các triệu chứng của bệnh gồm đau họng, khó thở, sốt và ớn lạnh. Do đó, để đảm bảo an toàn, bạch hầu đòi hỏi bệnh nhân phải được kiểm dịch.

Ebola – đại dịch đáng sợ

Ebola là một bệnh sốt xuất huyết và có thể lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể của người nhiễm.

Năm 2014, Ebola đã cướp đi sinh mạng của hơn 10.000 người vô tội ở Tây Phi.

Bệnh tả mang tính lây nhiễm cao

Tả là một bệnh tiêu chảy cấp mang tính lây nhiễm rất cao, có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, những bệnh nhân bị tả cần được cách ly hoặc kiểm dịch để vi khuẩn không lây lan qua phân hoặc đường phân-miệng.

Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính có khoảng 28.000 tới 142.000 ca tử vong trên thế giới do căn bệnh liên quan đến bệnh tả.

Bệnh cúm heo lây truyền qua không khí

Cúm heo là một loại bệnh lây truyền qua không khí. Vì vậy, khi bệnh nhân bị cúm heo cần nghỉ ngơi tại nhà, tránh đi đến nơi công cộng, nơi nhiều người qua lại vì vi-rút này có thể bắn xa 1m sau khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi.

Đặc biệt, trong một số trường hợp cúm heo nghiêm trọng, bệnh nhân cần ở khu vực cách ly của bệnh viện và nhân viên y tế phải có biện pháp cụ thể để ngăn chặn vi-rút lây lan.

Tổng hợp

Các tin khác

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột do hút thuốc lá

Rối loạn hệ vi sinh đường ruột do hút thuốc lá

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch

Hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch ra sao

Tiếp xúc hóa chất gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột như thế nào?

Các loại thực phẩm không tốt cho lợi khuẩn, hệ vi sinh đường ruột

Những thực phẩm tốt nhất cho hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh

Bí quyết tăng cường lợi khuẩn cho hệ vi sinh vật đường ruột

Những loại đồ uống không tốt cho hệ vi sinh vật đường ruột

Bổ sung quá nhiều lợi khuẩn ảnh hưởng tới hệ vi sinh đường ruột như nào?