Lan Ngọc Điểm không ra rễ: nguyên nhân, cách khắc phục hiệu quả nhất

09/11/2021 11:14

Nguyên nhân khiến lan Ngọc Điểm không ra rễ, ra rễ chậm, khắc phục hiệu quả tình trạng lan Ngọc Điểm không ra rễ

Lan Ngọc Điểm không ra rễ: nguyên nhân, cách khắc phục hiệu quả nhất

Lan Ngọc Điểm là một trong những loài hoa lan sở hữu mùi vẻ đẹp độc đáo, mùi hương quyến rũ thường được nhiều người yêu lan ưa chuộng. Nhưng lan Ngọc Điểm trong quá trình chăm sóc không ra dễ hoặc ra rễ chậm khiến nhiều người trồng lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ bật mí nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng lan Ngọc Điểm hoặc ra rễ chậm.

Lan Ngọc Điểm là một trong những loài lan rừng sở hữu mùi hương quyến rũ, vẻ đẹp độc đáo, thường nở hoa vào dịp Tết nên được nhiều người chọn trưng làm cảnh.

Lan Ngọc Điểm hay còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như: lan Đai Châu, lan Nghinh Xuân, lan Lưỡi Bò, lan có tên khoa học là Rhynchostylis gigantea. Chúng có nguồn gốc từ Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Đây là một trong những dòng phong lan khá dễ trồng, hoa của chúng đẹp, có mùi hương quyến rũ thường nở vào đúng dịp Tết nguyên đán

Lan Ngọc Điểm thuộc dòng thân thảo, có hành giả, cây có tán lá dày, to mọc đan chéo nhau xòe ra theo hình cánh quạt, lá cây có màu xanh đậm, chiều dài từ 20-30cm. Khi ra hoa, hoa của lan Ngọc Điểm thường mọc theo chùm, mọc rũ xuống từ đầu cành. Lan Ngọc Điểm có kích thước từ 3-5cm, có nhiều màu khác nhau như: trắng, đỏ, hồng hay tím,… màu sắc bắt mắt, hoa có mùi thơm ngát, lâu tàn.

Lan Ngọc Điểm khá dễ trồng nên chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện cho lan sinh trưởng phát triển chúng có thể cho ra những bông hoa nở đẹp rực rỡ cùng hương thơm ngát hương. Nhưng trong quá trình chăm sóc rễ của chúng không ra, rễ ra rất chậm khiến nhiều người trồng lo lắng, nếu không khắc phục tình trạng này nhanh cây có thể bị chết do cây không được cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây phát triển.

Đặc điểm rễ của lan

Rễ lan được chia ra thành 5 phần gồm: lõi rễ, vỏ rễ, lông rễ, thân rễ và đầu rễ. Mỗi bộ phận của rễ đều giữ những chức năng nhiệm vụ riêng, trong đó đầu rễ có nhiệm vụ hút nước, các chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi cây phát triển, sinh trưởng. Hay giúp cho lan bám chắc vào cành, hốc đá hoặc đất trong chậu lan. Nếu cây lan có rễ quá ít thì cây sẽ không đủ nước để nuôi cây, cây không thể bám chắc và cành cây hoặc đá hay chậu được. Có nhiều nguyên nhân khiến rễ của lan Ngọc Điểm không ra rễ, ra rễ chậm.

Nguyên nhân khiến lan Ngọc Điểm không ra rễ, ra rễ chậm

Chậu trồng không thích hợp

Khi lựa chọn chậu trồng không thích hợp cho lan như chậu đất nung, có thể chậu bị quá nóng vào buổi trưa hay chiều bởi ánh nắng chiếu trực tiếp vào chậu. Từ đó khi nhiệt độ chậu cao khiến cho rễ lan bị thun rễ khi bám vào thành chậu

Giá thể chưa xử lý đúng kỹ thuật

Giá thể trồng lan Ngọc Điểm thường sử dụng là xơ dừa, than củi, vỏ thông, rêu rừng,…nhưng các giá thể trồng chưa được xử lý đúng cách. Những giá thể xơ dừa chưa được xử lý đúng lý có tiết một chất nhựa gây hại cho rễ của lan. Bên cạnh đó, than hoạt tính cao có nồng độ mặn nhiều chưa xử lý đúng cách. Khi trồng khiến cho lan Ngọc Điểm không ra rễ.

Tưới quá nhiều nước cho lan Ngọc Điểm

Dù lan Ngọc Điểm là loài lan vùng nhiệt đới, chúng cần được cung cấp nước để sinh trưởng, phát tiển nhất là trong điều kiện thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao lượng nước bốc hơi nhanh nên cần bổ sung nước đầy đủ cho lan. Nhưng không có nghĩa là chúng ra tưới quá nhiều nước cho chúng. Khi tưới nhiều nước cho lan trong thời gian dài khiến cho rễ của lan Ngọc Điểm bị bó chắc trong chậu trồng, giá thể trồng luôn bị ngập úng nước khiến lan không ra dễ.

Không thay giá thể trong thời gian dài

Giá thể không thay trong một thời gian dài cũng là nguyên nhân khiến lan không ra rễ hoặc ra rễ chậm. Trong một thời gian dài không được thay thế giá thể mới, các giá thể cũ bị hư mục, hết các chất dinh dưỡng, tạo điều khiện thuận lợi cho các nấm bệnh phát triển gây hại cho rễ của lan Ngọc Điểm. Bên cạnh đó, thời gian khá lâu cũng có thể gây ra tình trạng quá acid hoặc quá kiềm, điều này cực kỳ nguyên hiểm cho rễ lan Ngọc Điểm cũng như nhiều loài phong lan khác

Lan Ngọc Điểm bị sốc nhiệt vì tưới nước vào trưa nắng

Lan Ngọc Điểm bị sốc nhiệt vì tưới nước vào trưa nắng khiên cho lan không ra rễ hoặc ra rễ chậm. Không chỉ riêng lan Ngọc Điểm mà nhiều loài lan khác nếu người trồng vào buổi trưa nắng gắt tưới nước cho cây khi đó nhiệt độ trong giá thể cao gặp nước sẽ hạ nhiệt đột ngột, trong khi nhiệt độ không khí bên ngoài tương đối cao. Sự thay đổi giật cục này khiến hoa vốn non yếu sẽ chịu không nổi và rễ không phát triển thậm chí nhiều cây bị chết.

Kĩ thuật ghép cây chưa đúng

Kĩ thuật ghép cây chưa đúng cũng là nguyên nhân khiến lan Ngọc Điểm không ra rễ. Có thể trong quá trình cấy ghép lan chúng ta cố định rễ lan quá chặt hoặc dùng quá nhiều đinh, dây thít nhựa làm ảnh hưởng đên sự ra rễ của cây hay cố định cây lan chưa vững, đong đưa khó ra rễ.

Bón phân hóa học quá nhiều gây nóng cho rễ

Lan ngọc điểm không ra rễ vì có thể do bón phân hóa học cho cây quá liều gây nóng cho rễ. Lan Đai Châu là loài sống trong thiên nhiên nên không cần quá nhiều chất dinh dưỡng. Những phân bón hóa học có hàm lượng chất dinh dưỡng khá cao cũng có thể gây hại cho lan.

Hướng dẫn khắc phục hiệu quả tình trạng lan Ngọc Điểm không ra rễ

Tưới quá nhiều nước

Lan Ngọc Điểm ưa độ ẩm cao, do đó trong quá trình chăm sóc cần cung cấp độ ẩm cho lan từ 40-70%. Thường xuyên tưới nước cho lan, sử dụng hệ thống tưới nước tự động cho lan để tưới cho lan nhất là vào mùa hè, nhiệt độ cao. Ngày hè, thời tiết hanh khô nên tưới nước cho lan từ 2 đến 3 lần vào buổi sáng hoặc chiều mát, không tưới cây thời điểm trưa nắng gắt, tối muộn.

Những ngày mưa không tưới thêm, những ngày thay đổi thời tiết, nhất là khí hậu ngoài Bắc chuyển mùa, giao mùa nên tưới lượng nước vừa đủ cho cây.

Giá thể chưa xử lý đúng kỹ thuật

Khi xác định nguyên nhân lan Ngọc Điểm không ra rễ hoặc ra rễ chậm người trồng lan hãy tiến hành tháo chậu, đem lan ra trồng vào giá thể khác hoặc tưới xả thành nhiều lần.

Có thể trộn thêm giá thể trồng với vỏ thông xơ dừa và than. Bởi lan Ngọc Điểm vốn sống bám vào thân cây trong rừng. Nên việc cho thêm vỏ thông vào chậu sẽ làm tăng tính thính nghi với môi trường cho lan.

Nhưng đừng quên trước khi trồng điều quan trọng cần làm chính là phải xử lý thật tốt giá thể trước khi trồng.

Xử lý vỏ thông trồng lan

Bước 1: Vỏ thông sau khi mua về chà bớt các góc cạch, ngâm vỏ thông cho no nước ngâm tới khi nào vỏ chìm xuống đáy chậu khoảng 3-4 ngày

Bước 2: Vớt vỏ thông ra, ngâm vào 1 chậu nước vôi khoảng 30 phút để tiêu diệt hết mầm nấm, vi khuẩn có hại.

Bước 3: Rửa sạch vỏ thông bằng nước lã và sử dụng ghép lan.

Lưu ý: Vỏ thông có kích cỡ từ 0,5-1cm phù hợp với lan Phi Điệp Tím, Đùi Gà Kèn, Trầm, lan Hài. Vỏ thông có kích cỡ khoảng 2cm phù hợp với Dendro, Kiều. Vỏ thông có kích cỡ trên 3cm phù hợp với các loại lan Hải Yến, Đai Châu, Sóc, Cảm Báo,…

Xử lý than củi:

Bước 1: Than củi, than hoa cho vào một chậu lớn đựng nước vôi loãng sạch. Hàng ngày nên thay nước ngâm cho than để giảm lượng axit.

Bước 2: Ngâm than củi cho đến khi than hút no nước và chìm xuống đáy chậu là có thể sử dụng để trồng lan.

Xử lý xơ dừa trồng lan:

Bước 1: Trước khi trồng lan, cần đập xơ dừa khô cho nát, ngâm nước muối loãng khoảng 5 ngày

Bước 2: Hàng ngày ngạn bỏ nước 2 lần, hoặc người trồng lan có thể ngâm nước vôi trong.

Lưu ý: Có thể sử dụng xơ dừa để ủ gốc cây khi trồng lan trên gỗ lũa.

Không thay giá thể cho lan trong thời gian quá dài

Sau một thời gian dài trồng lan khoảng 1-2 năm cần thay thế giá thể mới cho lan để làm mới lại môi trường sống của lan Ngọc Điểm (lan Đai Châu). Khi thay thế giá thể cho lan sẽ bổ sung dinh dưỡng cho cây phát triển, hạn chế nấm bệnh phát triển và khắc phục nguyên nhân Lan ngọc điểm không ra rễ, ra rễ chậm

Sốc nhiệt vì tưới nước vào trưa nắng

Tuyệt đối không tưới nước cho lan Ngọc Điểm hay bất kỳ loại lan nào khác vào buổi trưa nắng, chỉ nên tưới nước cho lan vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối

Khi nhiệt độ không khí đã giảm xuống thời điểm này tưới nước cho cây sẽ giúp cây hấp thụ nhiều nhất lượng nước trong ngày.

Kỹ thuật ghép cây chưa đúng

Kĩ thuật ghép cây chưa đúng khiến lan Ngọc Điểm không ra rễ do trong quá trình cấy ghép lan chúng ta cố định rễ lan quá chặt hoặc dùng quá nhiều đinh, dây thít nhựa làm ảnh hưởng đên sự ra rễ của cây hay cố định cây lan chưa vững, đong đưa khó ra rễ. Do đó, khi cấy ghép lan vào giá thể sau khi thực hiện xử lý cây giống trước khi trồng cần thực hiện đúng kỹ thuật như sau:

Trồng lan Ngọc Điểm trên gỗ

Bước 1: Tùy độ lớn của gỗ ghép quyết định đến số cây ghép, thường ghép từ 1-3 cây trên trụ hoặc thớt.

Bước 2: Dùng dây cố định từng cây giống trên trụ hoặc thớt gỗ, trên mỗi trụ hoặc thớt gỗ có móc treo.

Trồng lan Ngọc Điểm trong chậu

Bước 1: Bỏ một chút giá thể vỏ thông, than củi, vỏ dừa cắt khúc đã được xử lý vào dưới đáy chậu

Bước 2: Đặt cây vào trong giữa chậu, cố đinh cây vào thành chậu, cho tiếp giá thể còn lại vào chậu, sao cho cây không bị lay gốc và có độ thông khí.

Bón phân hóa học quá nhiều gây nóng cho rễ

Kkhông nên bón quá nhiều phân hóa học cho lan cùng một lúc, nên sử dụng các phân hữu cơ thay vì dùng phân hóa học. Tùy từng giai đoạn phát triển, sinh trưởng của cây mà bón lượng phân bón phù hợp, không bón nhiều hay quá ít cho lan

Giai đoạn cây con:

Sử dụng phân NPK 30-10-10 kết hợp phun Atonik và Vitamin B1, nồng độ 1-2%o, định kỳ phun 5-6 ngày/lần để kích thích hình thành rễ. Khi phun nên phun ướt đều lá và giá thể.

Giai đoạn rễ cây phát triển mạnh, cây sinh trưởng nhanh

Sử dụng phân bón Growmore Orchid 20:20:20 pha 2-3g/lít. Sử dụng Vitamin B1 Growmore liều lượng 2-3ml/lít. Phân cá Fish Emulsion khoảng 2-3ml/lít. Terra-Sorb-Root4 nồng độ 0,1 – 0,2%, khoảng 1-2ml/lít.

Sử dụng Growmore Orchid 30:10:10 kết hợp Vitamin B1 Growmore phun 5-7 ngày/lần, phun liên tiếp 2-3 tuần, sau đó phun 1 lần Growmore Orchid 30-10-10 và Terra-Sorb-Root4 , tiếp theo phun phân cá và sau đó phun lặp lại như ban đầu.

Ngoài ra sử dụng thêm phân chậm tan NPK 12-12-12 (14-14-14) liều lượng 1-2g/chậu, (trụ) và định kỳ bón 3 tháng/lần.

Giai đọan cây chuẩn bị ra hoa và nuôi hoa:

Sử dụng phân Growmore Orchid  6-30-30, 10-30-20 hoặc 15-20-30 dùng 2-3g/lít. Phân cá Fish Emulsion 2-3ml/lít nước. Vitamin B1 Growmore dùng 2-3ml/lít. Terra-Sorb-Root4 nồng độ 0,1 – 0,2%, khoảng 1-2ml/lít.

Phun kích ra hoa Growmore Orchid 10-60-10, định kỳ 5-6 ngày/lần, phun liên tiếp 3-4 lần. Khi thấy vòi hoa xuất hiện khoảng 1 – 2cm phun Growmore Orchid  20:20:20 hoặc 6-30-30, kết hợp phun xen kẽ Vitamin B1 Growmore, Phân cá Fish Emulsion, Terra-Sorb-Root4  để hoa có màu sắc đẹp và lâu tàn.

Chậu trồng không thích hợp

Cần kiểm tra chậu và thay chậu nếu cần thiết cho lan, tránh chậu trồng không thích hợp ảnh hưởng tới bộ rễ của lan.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Bệnh thối lá ở lan phải khắc phục ra sao?

Kinh nghiệm chăm sóc lan Thiên Nga Đen nhiều qua, hoa lâu tàn

Kỹ thuật kích thích rễ hoa lan mọc nhanh, ra nhiều rễ

Lan bị nhăn lá, nhàu lá nguyên nhân do đâu, cách xử lý

+ Bí quyết chăm sóc lan Vũ Nữ phát triển tốt, ra nhiều hoa

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác

Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài

Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa

Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt

Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà

Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa

Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh

Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà

Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy

Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất