Làm thế nào để nhận biết và thấu hiểu tâm lý con trẻ tốt hơn

25/03/2016 10:39

tìm hiểu những cách để nhận biết, thấu hiểu tâm lý con trẻ tốt hơn.

Tất cả những cử chỉ âu yếm, ôm hôn, vỗ về con yêu khi chúng còn nhỏ liệu đã đủ để hình thành sợi dây liên kết giữa cha mẹ và bé? Câu trả lời là Không, nuôi nấng và thấu hiểu con trẻ là cả một quá trình không ngừng và phải luôn được nhận thức rõ, đặc biệt khi trẻ đang trong giai đoạn phát triển. Ngay cả khi bạn cho rằng con bạn đã có thể tự xoay xở nhiều vấn đề thì thực tế trẻ đang cần bạn hơn bạn nghĩ.

Quá trình trưởng thành ẩn chứa nhiều niềm vui và sự thú vị, nhưng đồng thời cũng có nhiều sự buồn tẻ, khó hiểu và đôi khi vô cùng chán nản. Ở giai đoạn này, trẻ không chỉ bắt đầu bộc lộ tâm tư suy nghĩ với xã hội xung quanh qua từng khoảnh khắc mà còn khám phá ra một thế giới cảm xúc mới mà chúng nhận ra và tìm cách tự giải quyết theo cách tốt nhất có thể - đó là sự xáo trộn cảm xúc.

Mỗi trạng thái cảm xúc này đều là một dạng năng lượng được hình thành và trỗi dậy, chúng cần được giải thoát và định hướng đúng cách. Những cảm xúc bị kìm nén có thể dẫn tới hành vi tiêu cực như tức giận, nóng tính, lạnh lùng, trầm cảm, v.v… Mặc dù trẻ trưởng thành sẽ biết cách giải quyết hơn nhưng trẻ chưa trưởng thành sẽ không thể xử lý được nếu không được giúp đỡ và định hướng đúng đắn.

Quá trình trưởng thành của trẻ ẩn chứa nhiều niềm vui và sự thú vị, nhưng đồng thời cũng có nhiều sự buồn tẻ, khó hiểu và đôi khi vô cùng chán nản.

Cha mẹ có thể làm gì?

Nhận biết cảm xúc của con: Khi thấy con mình trở nên gắt gỏng, buồn và chán nản sau khi thua một trận đấu hay cãi vã với bạn thân của mình, bạn đừng nên nghĩ rằng tâm trạng con có thể tự khá hơn hoặc tự vui lên nhanh chóng. Thay vào đó, bạn hãy cố gắng nói chuyện với chúng. Trước khi bắt đầu, nên chú ý một chút tới những lời nói mà bạn sẽ dùng. Thay vì hỏi: “Con làm sao thế” hoặc “Sao con lại buồn” thì hãy hỏi con “Trông con có vẻ buồn, con có muốn tâm sự với mẹ về điều đó không”. Những lời nhẹ nhàng này có thể dễ dàng giúp bạn bắt đầu cuộc trò chuyện với con và tâm sự về điều đó. Trò chuyện giúp con trẻ giải quyết vấn đề tốt hơn. Hãy nhớ rằng đi thẳng vào vấn đề có thể khiến con bạn ngay lập tức có trạng thái kháng cự và ngại chia sẻ.

Đừng quên những cử chỉ âu yếm: Đừng để dành những cái ôm, những chiếc hôn và những sự vỗ về cho những dịp lớn hay cho những thành tích khi con trẻ đạt được mà hãy làm nó thường xuyên như một hành động thường ngày. Những cử chỉ nhẹ nhàng ấm áp của cha mẹ có thể giúp con giải quyết được các vấn đề tâm lý ngay từ đầu.

Cho con không gian riêng: Có những khoảng thời gian con trẻ không muốn nói chuyện về vấn đề của chúng. Mặc dù đó có thể là vấn đề rất cần được quan tâm nhưng cũng sẽ là hợp lý khi bạn cho con có thời gian của riêng mình để tự giải quyết vấn đề đó. Khi thấy trẻ đã khá hơn, bạn có thể nhẹ nhàng tâm sự với chúng. Việc bạn tôn trọng không gian riêng của con là rất cần thiết vì đó là nền tảng của việc giải quyết hiệu quả các vấn đề cảm xúc này.

Thường xuyên ôm hôn, vỗ về, biểu lộ những cử chỉ yêu thương trẻ.

Nhận biết cảm xúc: Một lỗi chung mà các bậc cha mẹ thường hay gặp phải trong khi giúp con trẻ giải tỏa nỗi buồn là dỗ dành để làm con vui. Hãy nhớ rằng đó là cách tồi tệ nhất để xử lý các vấn đề cảm xúc của con. Hãy trò chuyện và giải thích một cách đơn giản cho con nghe rằng buồn vui chỉ là một phần của cuộc sống mà thôi. Hãy gọi tên những cảm xúc của con bạn. Với các bé đang tuổi chập chững tập đi, cha mẹ nên giảng giải cho con hiểu thế nào là hạnh phúc, buồn, sợ hãi, hay bối rối. Với trẻ lớn hơn một chút, cảm xúc có thể được gọi tên một cách cụ thể hơn nữa như thất vọng, không đồng ý hay xấu hổ. Chúng sẽ giúp con bạn đối mặt với vấn đề tốt hơn.

Dạy con bằng ví dụ và sự đồng cảm: Nếu con trẻ buồn bã sau khi gặp một vấn đề khó khăn, việc bạn nói với con rằng mọi người ai cũng đều phải trải qua những điều đó sẽ giúp con vui hơn và không cảm thấy một mình. Đưa ra cho con các ví dụ khác nhau, chia sẻ với con suy nghĩ của bạn khi bạn buồn, nói với con về những sự thất vọng mà bạn từng trải qua hay những lỗi lầm mà bạn từng mắc phải. Con sẽ học được nhiều hơn từ bạn khi bạn chia sẻ những ví dụ từ chính cuộc sống của bạn. Điều này sẽ giúp con dễ đồng cảm và xử lý cảm xúc tốt hơn.

Việc thấu hiểu con cái mang lại lợi ích gì?

Khi giúp con cái giải quyết các vấn đề cảm xúc, bằng việc thấu hiểu tâm tư tình cảm của con trẻ, cha mẹ sẽ nhận được những lợi ích sau đây:

Gắn kết yêu thương giữa cha mẹ và con trẻ: Giải quyết các vấn đề cảm xúc một cách tế nhị sẽ giúp con giải tỏa được các cảm xúc kìm nén. Việc này đồng thời cũng giúp con bình tĩnh hơn và dễ tiếp nhận sự việc hơn. Sự tiếp nhận này khiến quá trình gắn kết của cha mẹ và con trở nên bền chặt và vững chắc hơn.

Việc quan tâm thấu hiểu sẽ mang lại cho cả gia đình bạn không khí cảm thông, chia sẻ và gắn kết bền chặt với nhau.

Giúp tăng thái độ hợp tác của con cái: Chúng ta đều biết việc nuôi dưỡng con cái không phải là quá trình một chiều mà cần cả sự hợp tác từ phía trẻ. Một đứa trẻ ít được quan tâm từ bố mẹ sẽ không tìm sự giúp đỡ từ bố mẹ khi chúng cần. Tức giận không giải quyết được vấn đề; nó sẽ chỉ làm mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái tồi tệ hơn. Trò chuyện và dành thời gian cho con chính là cách tốt nhất để cải thiện mối quan hệ với con cái.

Khiến con bạn trở nên nhạy bén hơn: Giải quyết vấn đề cảm xúc của con một cách hiệu quả trong giai đoạn trưởng thành có thể giúp con bạn từ một đứa trẻ trở thành một con người nhạy bén hơn, tinh tế hơn.

Mở ra các cách giao tiếp mới: Cha mẹ hay than phiền nhất là việc con cái họ rất ít khi nghe lời. Lý do vì sự giao tiếp cơ bản giữa cha mẹ và con cái đã không được hình thành đúng cách để khiến cho con cái tin tưởng họ. Con cái trở nên nhạy cảm và không dễ tiếp nhận. Nếu cha mẹ giải quyết vấn đề cảm xúc của con một cách hiệu quả theo các nguyên tắc tôn trọng, tự quản, dìu dắt hướng dẫn thay vì kiểm soát, bác bỏ và không thể hiện tình cảm, thì tinh thần hợp tác sẽ bắt đầu hình thành và lan tỏa trong gia đình bạn.

Tạo nên trực giác và cách yêu thương: Tất cả các bậc cha mẹ luôn dành tình yêu thương ấm áp cho con mình tuy nhiên có những bậc cha mẹ gặp phải những khó khăn trong cách bày tỏ tình cảm đối với con cái do thiếu kỹ năng. Việc quan tâm thấu hiểu sẽ mang lại cho cả gia đình bạn không khí cảm thông, chia sẻ và gắn kết bền chặt với nhau.

Suckhoecuocsong.com.vn

Các tin khác

Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

Bí quyết giúp uống rượu bia không say

Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ