Làm thế nào để loại bỏ đỉa trên cơ thể khi đang bị cắn?

04/04/2018 13:34

Cách xử lý khi bị đỉa cắn

Câu ví “dai như đỉa đói” quả thật không oan uổng chút nào. Nếu ai đã từng bị đỉa cắn và làm đủ mọi cách để loại bỏ nó trên cơ thể mà vẫn không khắc phục được mới thấy bất lực và ấm ức. Vậy, làm thế nào để vứt bỏ con đỉa đáng ghét? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.

Giải nghĩa nguyên nhân khiến đỉa bám dai

Đỉa là một sinh vật sống dưới nước thuộc ngành giun đốt, có thân mềm và nhầy phù hợp với việc bơi lội trong nước. Thức ăn của đỉa là các phiêu sinh phù du trong nước và trên lá cây.

Trên thực tế, đỉa hút máu để chuyển hoá thức ăn trong cơ thể. Đặc biệt, miệng đỉa có giác hút để châm vào con mồi và hút máu nên thường bám rất chặt. Khi hút máu của người và động vật, nó phải no máu thì mới nhả ra. Lúc này chỗ miệng đỉa cắn vào da máu vẫn chảy tiếp tục do có chất chống đông máu - hirudin do đỉa tiết ra.

Cách xử lý khi bị đỉa cắn

Đối với chị em phụ nữ làm việc tại những nơi có nhiều đỉa nên mặc quần áo có tác dụng phòng đỉa cắn như xà cạp tay, xà cạp chân để đỉa không chui lên cao.

Trường hợp bị đỉa cắn rồi (do không có các loại có tác dụng làm đỉa nhanh nhả vết hút máu thì có thể dùng nước bọt của mình nhổ vào mu bàn tay càng nhiều càng tốt). Sau đó chà lên chỗ đỉa đang bám thì đỉa sẽ nhả ra ngay và nước bọt cũng có tác dụng cầm máu.

Đối với các bà, các chị ăn trầu thì có thể sử dụng vôi bôi vào chỗ đỉa hút máu thì đỉa cũng nhả ra. Lưu ý ở những vùng có đỉa, người dân có thể chuẩn bị sẵn vôi giã với lá trầu không và bồ hóng sau đó gói và cho vào túi. Khi bị đỉa cắn dùng túi đánh vào con đỉa một nhát nó bị say và nhả cắn ngay, thậm chí đỉa có thể bị chết nếu dùng đặc và mạnh.

Sử dụng nước bọt, vôi…bôi vào chỗ đỉa cắn để đỉa đỉa nhả khỏi chỗ hút máu

Sau khi đỉa đã nhả khỏi vết cắn, để đề phòng nhiễm trùng vết cắn cần lau sạch và rửa bằng nước muối loãng. Sau đó có thể dùng miếng dán (uhgo) hoặc nếu không có sẵn thì có thể dùng nước bọt dán lá nón vào miệng đỉa cắn thì sẽ cầm máu.

Ngoài các phương pháp trên, trong dân gian còn có một số cách như dùng lá cỏ lào vò nát đắp vào miệng vết cắn sẽ giúp cầm máu và đỡ ngứa. Tương tự, có thể hái lá và cành non cỏ lào, cỏ tàu bay vò nát, xát vào da từ đầu gối xuống đến khắp bàn chân trước khi lội xuống ruộng có tác dụng làm cho đỉa sợ không dám cắn nữa…

Lời kết

Để đề phòng đỉa cắn, người dân khi ra đồng ngoài quấn xà cạp có thể mặc quần, áo bằng chất liệu len vì đỉa không thể bò trên 2 loại này quá 10 cm. Nguyên nhân do quần len làm cho những con đỉa không thể di chuyển trên đó vì sợi len cản trở làm nó khô nhớt và tự rơi xuống. Tuy nhiên nên chọn áo len mỏng dài tay mặc ngoài, bên trong là áo thun. Tất phải chọn loại tất cao cổ, quấn gọn ống quần lại hoặc cho ống quần vào bên trong tất. Đặc biệt cần tránh để hở vùng cổ, tai là những điểm ấm trên cơ thể rất dễ bị đỉa chui vào cắn.

Ngoài những phương pháp trên, các chuyên gia khuyên người dân không nên đi lại ở những chỗ ẩm ướt, ruộng lúa… mà hãy chọn những chỗ khô ráo mà đi. Đối với phái nữ lưu ý không ngồi nghỉ nơi rậm rạp, trên mặt đất, lá mục. Không đứng, ngồi lâu tại khu vực có nhiều đỉa, xua đuổi đỉa khỏi khu vực bằng cách quét hết lá mục, xịt thuốc muỗi, rắc muối lên mặt đất, đốt lửa-xông khói...

Sưu tầm

Các tin khác

Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

Bí quyết giúp uống rượu bia không say

Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ