Làm thế nào để giúp lông ngựa sáng bóng?

23/08/2021 17:03

Bật mí cách giúp lông ngựa sáng bóng không bị tối, xỉn màu, tắm và chải lông cho ngựa đúng cách

Làm thế nào để giúp lông ngựa sáng bóng?

Để nhận biết được con ngựa khỏe mạnh không chỉ nhìn hình dáng, trọng lượng cơ thể, các bộ phận trên cơ thể mà bạn có thể nhận biết qua nhìn lông của ngựa. Tuy nhiên, việc ăn uống thiếu chất, ngựa bị nhiễm giun, ký sinh trùng, không được tắm chải lông thường xuyên khiến lông ngựa bị tối, xỉn màu.

Tắm và chải lông cho ngựa đúng cách, thường xuyên

Tắm và chải lông cho ngựa đúng cách giúp cho ngựa sở hữu bộ lông sáng bóng. Trước khi tắm cho ngựa nên ngâm bàn chải, lược trong nước ấm có pha một ít nước rửa chén. Rửa sạch bàn chải và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời để loại bỏ những vi khuẩn, bụi bẩn.

Muối từ mồ hôi trong quá trình ngựa vận động, chạy nhảy có thể khiến lông ngựa xỉn màu, gây kích ứng da nếu ngựa không được chải lông thường xuyên. Việc chải lông còn giúp bỏ da khô và tóc chết, đồng thời trải đều dầu tự nhiên khắp lông ngựa. Các chủ nuôi có thể tắm cho ngựa khi lông ngựa bị dính đầy bùn đất, tắm quá thường xuyên hoặc không thường xuyên đều có thể gây ra gàu tích tụ trên lông ngựa.

Sau khi tắm cho ngựa, bạn nên dội nước sạch lên lông nhiều lần để loại bỏ gầu, bụi bẩn hay xà phòng vì dư lượng xà phòng có thể khiến lông ngựa xỉn màu. Dư lượng xà phòng có thể ảnh hưởng đến da ngựa và làm hỏng lớp dầu tự nhiên trên lông của ngựa

Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho ngựa

Một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, cung cấp đầy đủ protein, axit béo, vitamin A, vitamin B, vitamin C,…cùng với nhiều khoáng chất khác giúp ngựa có bộ lông sáng bóng, cơ thể khỏe mạnh, ít nhiễm bệnh tật.

Trong thực đơn hàng ngày của ngựa cung cấp đầy đủ thức ăn thô xanh, thức ăn tinh cũng như thức ăn bổ sung đạm, vitamin, chất béo và khoáng chất cho ngựa ăn.

Thức ăn thô xanh

Thức ăn thô xanh cho nên sử dụng cỏ, sử dụng cỏ mọc trong tự nhiên hoặc loại cỏ trồng như cỏ voi, pangola, ghinê….Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí có thể tận dụng các loại phụ phẩm nông nghiệp như: thân cây ngô, cây đậu, thân cây chuối, ngọn mía, dây khoai lang, rau xanh, củ quả,…

Để thuận tiện cho ngựa ăn các loại thức ăn thô xanh người nuôi có thể sử dụng máy băm cỏ, việc băm cỏ giúp bà con có thể phối trộn các loại nguyên liệu một cách đồng đều, qua đó giúp ngựa dễ ăn và đủ chất dinh dưỡng hơn.

Thức ăn tinh

Không chỉ cung cấp thức ăn thô xanh cho ngựa cần chuẩn bị thức ăn tinh trong khẩu phần ăn hàng ngày của ngựa. Thức ăn tinh người nuôi cung cấp cho ngựa bao gồm: các loại cám từ thóc, cám ngô, đậu nành, cao lương… đã được xay nhỏ trộn với thức ăn thô xanh.

Bên cạnh đó, để ngựa sinh trưởng, phát triển tốt, ít nhiễm bệnh, lông sáng bóng người nuôi nên bổ sung thêm các loại thức ăn giàu đạm, vitamin, chất béo và khoáng chất trong khẩu phần ăn hàng ngày của ngựa. Các loại thức ăn người nuôi nên bổ sung bao gồm: một số loại khô bánh dầu, bã đậu, bã rượu, bột cá, bột thịt, bột xương,…hay các loại thức ăn được chế biến từ cua, ốc, cá nghiền nhuyễn

Người nuôi có thể bổ sung thực phẩm chức năng vào chế độ ăn của ngựa dựa theo hướng dẫn hoặc trao đổi với bác sĩ thú y nếu có kế hoạch bổ sung thực phẩm chức năng cho ngựa bị thiếu chất

Việc ngựa bị thiếu hụt axit béo như omega-3 và omega-6 trong chế độ ăn cũng có thể làm lông ngựa xỉn màu. Nhiều người chọn cách thường xuyên thêm dầu vào chế độ ăn của ngựa. Để bổ sung dầu ăn cho ngựa nên  đọc kỹ hướng dẫn trước khi thêm dầu vào chế độ ăn cho ngựa.

Kiểm tra tình trạng sức khỏe của ngựa

Bạn có biết, giun sán có thể làm lông ngựa trở nên thô ráp và xỉn màu, khiến ngựa phờ phạc, to bụng và ức chế quá trình phát triển của ngựa con. Do đó người nuôi nên theo dõi trứng kí sinh trùng trong phân là cách phát hiện kí sinh trùng và giun dễ dàng nhất từ đó có biện pháp xử lý kịp thời

Ngoài ra, tình trạng lông thay đổi, xỉn màu có thể là dấu hiệu ngựa đang bị bệnh do đó cần sự kiểm tra, điều trị của bác sĩ thú y. Nhiễm nấm có thể làm lông ngựa bị bết hoặc vón cục, đau bụng, sụt cân, tiêu chảy hay ngựa bị chảy nước mũi.

Hay các rối loại về tuyến cũng có thể làm da ngựa khô và khiến lông trở nên giòn, xỉn màu hoặc ngựa bị dị ứng dẫn đến các vấn đề về lông. Khi ngựa gặp phải những vấn đề về sức khỏe cần tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để có phương pháp điều trị cụ thể với từng chứng bệnh mà ngựa gặp phải, tuyệt đối không sử dụng thuốc cho ngựa khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ thú y.

Tút lại vẻ đẹp cho ngựa

+ Phun silicon lên lông ngựa:

Phun silicon lên lông ngựa sau khi tắm giúp ngựa có bộ lông sáng bóng, silicon giúp cải thiện vẻ đẹp cho lông ngựa. Khi phun silicon cẩn thận phun silicon khắp mình ngựa, trừ khu vực yên ngựa có thể phun lên lông và chân để ngăn ngừa bụi dính vào

+ Sử dụng giấy thấm dầu để hút sạch bụi:

Giấy thấm dầu sẽ hút sạch bụi bẩn còn sót lại xung quanh mặt ngựa. Cách sử dụng giấy thấm dầu khá đơn giản chỉ cần dùng tay cẩn thận trải đều giấy thấm dầu khắp mặt ngựa và tránh làm lệch lông ngựa. Bạn nên hút sạch bụi bẩn trên mặt ngựa.

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc lông ngựa

+ Chỉ sử dụng các phẩm chức năng theo hướng dẫn và tránh cho ngựa dùng quá nhiều thực phẩm chứa I-ốt hoặc selen

+ Không thoa dầu gần mắt hoặc rọ mõm ngựa khi thời tiết nắng nóng để tránh làm bỏng ngựa.

+ Không sử dụng các sản phẩm làm bóng lông ở khu vực yên hoặc xung quanh dây cương để tránh gây trơn trượt khi cưỡi ngựa

+ Dọn dẹp khu vực chuồng nuôi ngựa, sân chơi của ngựa

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Ngựa bạch: đặc điểm sinh học, phân biệt ngựa bạch với ngựa trắng

Kinh nghiệm nuôi ngựa bạch khỏe mạnh, phát triển tốt

Kinh nghiệm nuôi ngựa bạch sinh sản, kỹ thuật phối giống

Bật mí kinh nghiệm nuôi ngựa bạch con phát triển khỏe mạnh

Những bệnh thường gặp ở ngựa, cách điều trị

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Bí quyết trấn tĩnh mèo trong kỳ động dục hiệu quả

Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý

Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh

Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết

Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?

Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột

Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột

Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào

Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn

Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác