Kỹ thuật trồng và chăm sóc lan bạch hạc phát triển tốt, nở hoa cực đẹp

11/10/2021 16:32

Kỹ thuật trồng và chăm sóc lan bạch hạc phát triển tốt, nở hoa đẹp, cách phòng trừ sâu bệnh hại lan bạch hạc

Kỹ thuật trồng và chăm sóc lan bạch hạc phát triển tốt, nở hoa cực đẹp

Lan bạch hạc là một trong những loài hoa lan sở hữu vẻ đẹp độc đáo vừa tao nhã, lại vừa thanh lịch, nhìn những bông hoa bạch hạch nở trông giống như một chú chim bạch hạc đang tung cánh bay giữa đất trời. Loài hoa lan này khá khó trồng, cực kỳ quý hiếm, có giá thành cao, yêu cầu giá thể, ánh sáng, nước tưới cao nên cần phải có kỹ thuật chăm sóc hoa đúng cách hoa mới nở nhiều hoa, hoa nở đẹp.

Lan bạch hạc có tên khoa học là Pecteilis radiate, hay có tên gọi khác là diệp bạch, phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, ngày nay loài hoa này đã được du nhập vào Việt Nam, được nhiều người chọn trồng làm cảnh.

Loài hoa lan bạch hạc sở hữu những nét đẹp, đặc điểm riêng khác với một số giống hoa lan khác. Những bông hoa của loài hoa lan này có đầu và cánh hoa trắng muốt giống như chim hạc đang bay về trời, nhất là những lúc trời có gió làm bông hoa đu đưa trong gió. Hoa của bạch hạc sở hữu mùi rất thơm, có kích thước khoảng 5cm, thời gian ra hoa khoảng tháng 5 đến tháng 8 trong năm.

Thân của hoa lan bạch hạc có một lớp lông đen, mọc thành từng bụi lớn, chiều dài thân cây trung bình từ khoảng 6-12 cm, một số cây được chăm sóc tốt có thể đạt chiều dài lên đến 20 cm.

Chúng thích hợp ở những vùng có khí hậu ôn hòa, tại Việt Nam những vùng có khí hậu ôn hòa như Đà Lạt, Sapa,…

Kỹ thuật trồng và chăm sóc lan bạch hạc phát triển tốt, nở hoa đẹp

Giá thể trồng lan bạch hạc

Thông thường đối với một số loài lan khác thường có thể lựa chọn nhiều loại giá thể trồng khác nhau, nhưng đối với lan bạch  hạc chúng yêu cầu cao hơn. Chúng cần được trồng trên giá thể có khả năng thoát nước tốt, đối với một số giá thể trồng lan thoát nước kém, dễ tích nước không nên chọn trồng lan bạch hạc

Có thể lựa chọn giá thể có khả năng thoát nước tốt như: giá thể gỗ, giá thể lũa,…Nếu ghép lan bạch hạc vào chậu thì có thể lựa chọn giá thể dớn sợi để trồng lan.

Do lan bạch hạc có bộ rễ khá yếu nên khi lựa chọn giá thể trồng lan bạch hạc cần chọn giá thể chắc chắn. Nếu chọn giá thể không chắc chắn, dễ bị mục sau 1-2 năm trồng có thể khiến rễ của lan bạch hạc thối theo. Khi lựa chọn giá thể gỗ, giá thể gỗ cần xử lý giá thể trước khi trồng, loại bỏ vỏ trước khi ghép.

Xử lý gỗ:

Bước 1: Bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài trước khi ghép vì nếu để vỏ, một thời gian sau thân gỗ sẽ bị bong vỏ ra.

Bước 2: Phơi thân cây cho khô, tiếp đến là ngâm trong nước 1-2 ngày để rễ không bị hút nước ngược trở lại.

Xử lý gỗ lũa:

Bước 1: Chuẩn bị gỗ lũa

Bước 2: Sử dụng bàn chải sắt để chải thật sạch đất cát, rong rêu bám trên gỗ lũa

Bước 3: Ngâm gỗ lũa trong nước sach, ngâm đến khi lũa ngậm lo nước, trong quá trình ngâm lên thay nước 5-10 lần cho lũa thôi hết muối chát hoặc chất đắng ra, ngâm trong khoảng 10-15 ngày

Bước 4: Ngâm nước vôi ít nhất 30 phút hoặc rửa với nước vôi trong hoặc sử dụng physan 20 nồng độ 2ml/1 lít nước, benkina nồng độ 2ml/ 1 lít nước để thay thế nước vôi

Bước 5: Rửa sạch gỗ lũa với nước cho sạch, rửa sạch nhiều lần, để ráo nước là có thể sử dụng để trồng lan bạch hạc.

Ghép lan bạch hạc vào giá thể

Sau khi giá thể đã được xử lý sạch hãy tiến hành ghép lan bạch hạc vào giá thể.

Bước 1: Tiến hành cố định gốc lan Bạch Hạc vào giá thể bằng dây thít hoặc dây vải. Khi cố định gốc lan bạch hạc nên thao tác nhẹ nhàng tránh trầy xước cây lan bạch hạc

Bước 2: Treo giá thể đã ghép lan vào vị trí thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp ánh nắng mặt trời, khu vực có nhiệt độ cao. Nên sử dụng mái tre nilon hoặc lưới che nắng giúp lan ăn nắng nhẹ.

Nhiệt độ

Do là loài lan này ưa khí hậu ôn đới, khi hậu ổn định do đó nhiệt độ thích hợp cho chúng phát triển tốt nhất từ 15-29 độ C. Do đó, các khu vực có khí hậu mát mẻ như Đà Lạt, Lâm Đồng có thể trồng được loại hoa lan này. Hiện nay, do nhu cầu trồng loại lan này nên nó đã được thuần chủng ở nhiều địa phương khác trên cả nước.

Ánh sáng

Lan bạch hạc thích hợp sinh sống ở môi trường khí hậu ôn đới, ưa thích mát mẻ, không phù hợp nên có nền nhiệt cao, ánh nắng trực tiếp của mặt trời nếu không có biện pháp bảo vệ lan khỏi ánh nắng trực tiếp của mặt trời, sẽ khiến lan bị mất nước, chết dần chết mòn.

Giàn treo lan bạch hạc cần có mái che nilon hoặc lưới che để hạn chê ánh nắng trực tiếp của mặt trời, đối với những cây lan bạch hạc với ghép vào giá thể, mới trồng chỉ cần 20% ánh nắng là được. Sau khi cây phát triển ổn định, bộ rẽ bắt đầu phát triển, lá non bắt đầu mọc có thể đặt giá thể trồng lan ở nơi có áng sáng khoảng 50%.

Phân bón hoa lan bạch hạc

Tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của lan mà có chế độ bón phân sao cho phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cây

Thời điểm cây đã và đang phát triển bộ rễ có thể sử dụng phân tan chậm hoặc dung phân bón qua lá để bón cho lan bạch hạc giúp chúng kích thích rễ phát triển, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nuôi cây, có khả năng chống lại nấm bệnh, vi khuẩn xâm nhập

Thời kỳ cây chuẩn bị ra hoa và sau khi rụng hoa cũng nên bổ sung phân bón cho hoa để giúp cây có thể tích lũy đủ lực giúp cây cho ra hoa, cho ra những bông hoa nở đẹp rực rỡ.

Vào mùa mưa, độ ẩm trong không khí nhiều thì nên dừng bón vì trong nước đã có rất nhiều chất cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây

Nước tưới

Lan bạch hạc ưa thoáng máng, độ ẩm thích hợp cho cây phát triển sinh trưởng, ra hoa từ50 – 65%. Do khi trồng trên giá thể gỗ, lũa việc giữ ẩm thường rất khó do đó người trồng lan bạch hạc cần phải tưới nước thường xuyên.

Chúng là loài sống phụ sinh, mọc thành những bụi dày lớn, thân cao, thẳng nhọn, lá cây mềm, thuôn đều và tập trung ở ngọn nên khi tưới cần hết sức cẩn thận, không nên tưới mạnh rất dễ làm cây bị tổn thương như dập lá thân rễ.

Khi tưới nước cho lan bạch hạc nên sử dụng các vòi tưới có nhiều chế độ tưới khác nhau để có thể thay đổi khi tưới ở các vị trí xa gần khác nhau.

Những cây lan ghép vào thân gỗ, thân lũa, thân cây sống thì phải đảm bảo tưới 1 lần/ngày đối với những ngày có nhiệt độ dưới 30 độ C, những ngày nắng nóng, nhiệt độ trên 30 độ C cần tưới 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát, không tưới cho lan vào buổi trưa.

Để đảm bảo độ ẩm nơi những người trồng có điều kiện có thể mua một máy đo nhiệt độ và độ ẩm để lắp đặt xung quanh chậu trồng lan bạch hạc, từ đó có thể bổ sung nước kịp thời.

Phòng trừ sâu bệnh hại lan bạch hạc

Lan bạch hạc trong quá trình sinh trưởng, phát triển dễ bị nấm gục ngọn non. Do đó, trong quá trình chăm sóc lan bạch hạc nếu phát hiện lan bị nấm gục ngọn non hãy xử dụng Ridomil hoặc Nativo, Antrcol để xịt lên cho lan.

Thời điểm xịt thuốc, cây hấp thụ thuốc tốt nhất chính là  buổi chiều mát và không có mưa Mỗi tháng nên phun một lần để phòng bệnh cho lan

Vào những tháng mưa nhiều nên phun liên tục từ 10-15 ngày 1 lần để phòng trừ bệnh cho cây.

Khi thấy thời tiết sắp mưa dài ngày, lượng mưa nhiều cần phun trước phòng để tránh trường hợp cây bị bệnh.

Hi vọng những thông tin hữu ích, cũng như cách chăm sóc lan bạch hạc ở trên đây sẽ giúp người trồng loại lan này có thêm những kinh nghiệm cũng như cách chăm sóc cho lan tốt nhất để có được những bông hoa bạch hạc đẹp rực rỡ.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Kỹ thuật kích thích rễ hoa lan mọc nhanh, ra nhiều rễ

Kinh nghiệm trồng và chăm sóc giống lan hồ điệp bạn đã biết

Lan bị bệnh đốm lá: nguyên nhân, cách xử lý hiệu quả nhất

Sử dụng chế phẩm sinh học Chitosan - axit amin giúp tăng tuổi thọ hoa lan

+ Có nên cắt bớt rễ khi lan có quá nhiều rễ trong không khí?

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

Kinh nghiệm chăm sóc cây hoa nhài trong mùa đông chuẩn xác

Trồng hoa nhài vào mùa hè cần chú ý điều gì?

2 loại nước trong nhà bếp giúp cây hoa nhài nhanh lớn, nở nhiều hoa

Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác

Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài

Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa

Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt

Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà

Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa

Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh