Kỹ năng thoát hiểm khi bị rắn tấn công
Làm thế nào để bảo vệ bản thân khi bị rắn tấn công?
Rắn thường sinh sống tại các bụi cây, bụi rậm, ngoài đồng ruộng, các đống gạch vụn, đống đổ nát,.... Nếu khi gặp rắn không độc khi bị chúng cắn chỉ có ngứa, cảm giác khó chịu nhưng khi gặp phải rắn độc sẽ khiến chúng ta có thể mất mạng vì nọc độc của chúng gây ra.Vậy phải làm thế nào để bảo vệ bản thân khi bị rắn tấn công? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.
Khi bắt gặp rắn thông thường chúng ta thường hay nghĩ chúng rất độc và phải lập tức dùng vật nào đó đập chết chúng chứ không nghĩ đến việc cần tránh xa hay xua đuổi chúng. Bất cứ loài động vật nào khi bị tấn công chúng sẽ tấn công đáp trả lại ngay cả rắn cũng vậy. Do đó, cách tốt nhất khi gặp rắn để đảm bảo an toàn chúng ta nên tìm cách tránh xa chúng, tìm cách xua đuổi chúng tránh kích động tấn công chúng.
Bình tĩnh, tránh hoảng loạn
Khi bắt gặp rắn bạn tránh hoảng loạn mà hãy bình tình để tìm cách thoát hiểm. Việc hoảng loạn, la hét không giúp gì được trong việc thoát nạn mà còn có thể kích động rắn tấn công bạn và khiến bạn bị gặp nguy hiểm.
Kỹ năng thoát hiểm khỏi rắn
Khi bắt gặp rắn trên đường hãy bình tĩnh, tránh la hét hoảng loạn hay dùng vật nào đó tấn công, kích động chúng. Hãy nhẹ hàng dùng cành cây dài, vật có kích thước dài gần đó để xua đuổi chúng đi càng xa càng tốt.
Nếu phát hiện rắn trong nhà hãy thật nhẹ nhàng vì khi bị kích động chúng sẽ tấn công bạn nhất là trong không gian chật trong nhà bạn sẽ gặp bất lợi trong việc thoát thân khỏi nguy hiểm. Mở cửa chính và đóng tất cả các cửa phòng khác lại dùng gậy dài hoặc vòi phun nước áp suất cao để lùa rắn ra khỏi nhà.
Hoặc dùng khăn tắm to, chăn, quần áo nhẹ nhàng tiến về phía trước cúi lưng và nhanh chóng trùm lên đầu con rắn. Do bị phủ khăn bất ngờ, con rắn nhất thời không kịp phản ứng bạn có đủ thời gian để chạy trốn hoặc khi bắt được rắn đem chúng bỏ trong bao, lồng và thả ra môi trường tự nhiên cách xa khu dân cư sinh sống.
Nếu nhận thấy con rắn đang đuổi theo mình, bạn hãy dậm chân. Những rung động khi chân tác động xuống đất sẽ đánh lừa con rắn và nó sẽ rời bỏ bạn.
Kỹ năng sơ cấp cứu khi bị rắn cắn
Bước 1: cần giữ cho nạn nhân nằm yên bất động bởi vận động lúc này sẽ làm cho nọc độc xâm nhập vào cơ thể nhanh hơn. Nếu gần vùng bị cắn có đeo đồ trang sức thì nên nhanh tay cởi để tránh bị chèn ép, gây sưng nề.
Bước 2: Băng ép bất động để làm chậm quá trình tê liệt và ngăn chặn sự lây lan của nọc độc.
Cách băng ép: Dùng tay, gạc hoặc khăn sạch ép lên phía trên vết thương. Để nạn nhân nằm thoải mái, đặt phần bị thương cao hơn để giảm áp lực máu. Sau đó, dùng dây vải băng ép miếng gạc hoặc khăn vào vết thương, buộc một cách chắc chắn nhưng vẫn đủ để máu lưu thông. Nên băng ép chặt phía trên vết thương từ 5 – 10 cm để ngăn chất độc lan ngược lại các bộ phận khác.
Bước 3: Vận chuyển nhanh nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để truyền huyết thanh kháng nọc rắn, huyết thanh phát huy tác dụng tốt nhất trong khoảng 4 giờ sau khi bị rắn độc cắn.Khi vận chuyển cần chú ý, cố gắng giữ cho nạn nhân nằm yên. Nếu bệnh nhân khó thở, khẩn trương hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay...
Lưu ý:
+ Khi bị rắn cắn cố nhớ đặc điểm, hình dạng bên ngoài của rắn để cung cấp thông tin cho các bác sĩ để từ đó tìm ra nhóm độc tố và có biện pháp điều trị thích hợp.
+ Ghi nhớ thời gian bị cắn, giúp bác sĩ biết thời gian đã xảy ra bao lâu.
+ Dùng thuốc giảm đau paracetamol nếu cần thiết
+ Không cố gắng bắt hoặc giết rắn vì bạn sẽ có nguy cơ bị cắn lần thứ hai
+ Không dùng aspirin, ibuprofen, hoặc các thuốc giảm đau có tác dụng chống đông máu.
+ Không cố gắng dùng miệng hút nọc độc ra vì không có tác dụng, có nguy cơ nhiễm độc vào miệng.
+ Không đắp lá,
+ Cố định vết thương,
+ Di chuyển nhẹ nhàng.
Phòng tránh rắn tấn công
+ Trồng các loại cây như sả, sắn dây, hoa lan tỏi… để ngăn không cho rắn đến gần nơi bạn và gia đình đang sinh sống.
+ Dọn dẹp xung quanh nhà, cắt ngắn cỏ, phát quang bụi rậm bởi đây có thể trở thành nơi trú ngụ của rắn.
+ Kiểm tra kỹ các kẽ nứt, khe hở xung quanh nhà bởi đó cũng chính là nơi mà những con rắn hay cư ngụ.
+ Không nên nằm ngủ trực tiếp dưới nền nhà và thường xuyên kiểm tra nhà ở xem có rắn không nhất là khu vực gầm giường, gác mái,…
+ Tránh làm nhà kiểu nhà mái tranh, tường xây bằng rơm, bùn với nhiều hang, hốc hoặc vết nứt, nền nhà nhiều vết nứt vì đây là nơi rắn rất thích sinh sống.
+ Khi di chuyển vào ban đêm đến hơi hoang vắng, bụi cây rậm rạm, ven suối, bìa rừng hãy mang theo chiếu sáng trên đầu hoặc đèn chớp sáng để giúp bạn nhìn thấy rắn từ xa từ đó có biện pháp ứng phó.
+ Tránh sử dụng các chất kích thích, rượu bia vì khi sử dụng các chất này bạn thường không kiểm soát được hành vi của mình dễ dẫn đến việc dùng tay bắt lấy rắn, trêu trọc rắn, quay vòng rắn nên dễ bị chúng tấn công.
+ Khi đến nơi cây cối um tùm, nơi hoang vắng để đảm bảo an toàn hãy mang theo gậy dài để đánh động rắn nhằm cho chúng tránh xa bạn. Nếu rắn tấn công thì chúng sẽ tấn công vào cây gậy.
+ Không thò tay vào những nơi nguy hiểm các khe hở, dưới các tảng đá, rìa đá và các bụi rậm khi bạn đi tản bộ.
+ Không ngồi lên gốc cây, khúc gỗ lâu ngày mà chưa kiểm tra bên trong trước xe có sự xuất hiện của rắn hay không.
+ Luôn mang theo dày bảo hộ, quần áo dài để bảo vệ mắt cá chân khi đi vào trong rừng núi, bụi cây rậm rạm, ven suối,…
+ Hãy nhìn kỹ trước khi nhảy và cẩn thận quan sát nơi đặt bàn chân khi tiếp đất vì rắn sẽ bị kích động tấn công lại bạn nếu chúng bị bạn dẫm lên hoặc nhảy xuống bên cạnh chúng.
+ Khi đi trong rừng, đồng ruộng, nơi cây cối mọc um tùm hãy tránh đường đi của rắn
+ Trẻ em có bản tính hiếu động, tò mò, không bị sợ nên bạn cần dạy trẻ hiểu được sự nguy hiểm của việc bị rắn cắn.
Suckhoecuocsong.vn/TH