Kỹ năng sơ cứu khi bị gai nhím biển đâm vào da
Hướng dẫn cách xử lý khi bị gai nhím biển đâm vào da
Khi đi tắm biển, lặn biển nhiều người vô tình dẫm phải nhím biển gây đau đớn, nếu không xử lý đúng cách sẽ gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.
Nhím biển hay nhum biển, cầu gai rất dễ đâm vào da của chúng ta khi chúng ta tham gia các hoạt động lặn biển, tắm biển. Cũng giống như loài sao biển cả hai đều không có mắt, một trong những nhóm động vật không xương sống hay bất kỳ cơ quan nào giống như mắt. Tuy nhiên, chúng vẫn phản ứng với ánh sáng và so sánh cường độ của các tia sáng để định vị. Vì thế nhiều người muốn biết chúng nhìn bằng cách nào.
Theo các nghiên cứu của nhà sinh học Maria Ina Arnone thuộc Trạm nghiên cứu động vật Anton Dohrn tại Italy từ loài nhím biển tím ở bờ biển California của Mỹ sở hữu nhiều gene liên quan tới sự phát triển của võng mạc. Họ phát hiện hai nhóm tế bào cảm thụ ánh sáng ở phần đỉnh và gốc của những gai hình ống mọc tua tủa xung quanh cơ thể chúng. Do nhím biển di chuyển bằng các gai, nhiều người gọi gai của chúng là chân. Nhà nghiên cứu sinh học cho biết: “Chúng tôi phán đoán gai của nhím biển có chức năng giống như võng mạc”. Nghiên cứu khác cũng cung cấp thêm thông tin cho thấy số lượng, vị trí của gai nhím biển ảnh hưởng đến khả năng nhìn của chúng trong đại dương.
Phần thịt bên trong của nhím biển chứa hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao nhưng phần gai bên ngoài của chúng tại chứa nọc độc, những nọc độc này giúp chúng tự vệ trong môi trường biển, bảo vệ khỏi các động vật săn mồi khác.
Khi chúng ta đi biển, tham gia các hoạt động ngoài biển hay gần các rạng san hô nơi sinh sống của nhím biển nếu không cẩn thận rất dễ bị những chiếc gai có độc đâm vào da gây đau đớn, ửng đỏ thậm chí chảy mủ. Nếu không biết cách xử lý đúng sẽ khiến nọc độc xâm nhập vào sâu hơn, nguy hiểm cho sức khỏe: khó thở, đau thắt ngực, buồn nôn
Hướng dẫn cách xử lý khi bị gai nhím biển đâm vào da
Bước 1: Nhẹ nhàng dùng kẹp để kéo cẩn thận phần gai lớn dính trên da, tránh làm gãy giúp giảm thiểu độc tố của nhum biển xâm nhập vào cơ thể
Bước 2: Rửa sạch vết thương bằng oxy già, hoặc chất betadine, rồi rửa lại bằng nước sạch
Bước 3: Có thể ngâm vết thương trong nước ấm khoảng 60 phút giúp cho vết thương dịu hơn và có thể đẩy mảnh gai còn sót lại ra ngoài
Bước 4: Nếu không chịu được các cơn đau do vết gai đâm của nhím biển chúng ta có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau.
Tuy nhiên, nếu vết thương có dấu hiệu nặng hơn như ửng đỏ, sưng, chảy mủ, hoặc cảm thấy tuyến bạch huyết làm khô vùng da bị thương (vùng da dưới cánh tay, bẹn hoặc cổ), thì hãy đến cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để được xử lý kịp thời.
Trong quá trình ngủ hay nghỉ ngơi có thể khiến cho vết thương va quẹt vào chăn, gối, chiếu từ đó trở nên khó chịu hơn. Để tránh bị chạm vào vết thương hãy băng nhẹ vết thương trước khi đi ngủ. Đặt miếng khăn có thấm ít giấm lên vết thương rồi dùng băng kính cố định, tránh băng vết thương quá kín!
Những điều cần lưu ý khi sơ cứu gai nhím biển đâm vào da
+ Khi bị gai nhím biển đâm vào da có thể nhờ người khác giúp nhổ gai ra và rửa vết thương, thay vì mình tự làm lấy.
+ Cần khử trùng kẹp trước khi dùng nó để lấy gai ra, bằng cách hơ nóng hoặc dùng thuốc sát khuẩn để hạn chế vi khuẩn
+ Nếu gai đâm vào gần khớp chân, khớp tay, tốt nhất nên nhờ bác sĩ hỗ trợ vì có thể bạn sẽ phải cần phẫu thuật để lấy gai ra.
+ Khi xuất hiện thêm các triệu chứng bất thường như mệt mỏi, đau cơ, khó khăn khi di chuyển, cơ thể suy yếu, khó thở, phát ban, sưng môi (lưỡi), đau ngực,… thì hãy ngay lập tức đến bệnh viện, cơ sở y tế để kịp thời xử lý.
Suckhoecuocsong.vn