Kinh nghiệm trồng lan Long Tu Lào đúng kỹ thuật, ra sai hoa
Hướng dẫn cách trồng lan Long Tu Lào
Kinh nghiệm trồng lan Long Tu Lào đúng kỹ thuật, ra sai hoa
Lan Long Tu Lào là một trong những loài hoa lan họ thân thòng nhưng cho hoa đẹp, có mùi hương thơm độc đáo nên được nhiều người yêu thích. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng, chăm sóc lan Long Tu Lào đúng kỹ thuật
Lan Long Tu Lào có tên khoa học là Dendrobium primulinum, là loại thân cây thân thảo tròn thường cao khoảng từ 30-50cm. Thân lá tương đối giống với lan Phi Điệp, có chiều dài 8-10 cm, rộng 2 cm, lá dày, xanh bóng. Thân của lan được hình thành từ nhiều đốt ngắn, bao bọc quanh thân thường có một lớp vỏ mỏng khá dễ bóc, thân buông thõng xuống
Những thân già của Long Tu (thân bà, thân cụ) có màu nâu sẫm như màu cà phê, lớp vỏ mỏng màu trắng bong tróc hết. Thân tơ Long Tu Lào đã trưởng thành đang nghỉ cũng là màu nâu nhưng lại có lớp vỏ mỏng màu trắng bao bọc bên ngoài.
Khi hết mùa nghỉ, Long Tu bắt đầu nảy hoa từ các mắt ngủ lõm trên thân. Hoa nở vào mùa xuân và đầu mùa hạ có hương thơm đặc trưng và thường tàn trong khoảng 2 tuần.
Long tu có đặc tính rất sai hoa, chi chít trên các mắt ngủ, nở đều dọc từ đầu đến ngọn thân, hoa long tu lào có cánh hoa màu trắng hoặc trắng hồng, phần lưỡi loe ra màu vàng hoặc cam. Bên cạnh đó, màu sắc hoa cũng sẽ biến đổi theo những gam màu khác nhau mà không cố định do điều kiện khí hậu mà nó sinh sống.
Hướng dẫn cách trồng lan Long Tu Lào
Lan Long Tu Lào khá dễ trồng, có thể sinh trưởng tốt khi được trồng trên gỗ, dớn, lũa hoặc trồng chậu đều được. Thời điểm thích hợp nhất nên trồng lan chính là thời điểm cuối đông đầu xuân, từ tháng 11 đến tháng 1 dương lịch. Thời điểm này cây lan nghỉ đông, không phát triển nên người trồng không phải lo chột cây, lan phát triển chậm,…
Xử lý giá thể trước khi trồng
Giá thể trồng lan Long Tu Lào có thể sử dụng như gỗ luẫ, dớn bảng. Nhưng trước khi trồng cần phải xử lý sạch sẽ, hạn chế mầm bệnh có thể sinh trưởng, ảnh hưởng tới sự phát triển của cây sau này.
Xử lý gỗ, gỗ lũa trồng lan:
Xử lý gỗ
Bước 1: Bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài trước khi ghép vì nếu để vỏ, một thời gian sau thân gỗ sẽ bị bong vỏ ra.
Bước 2: Phơi thân cây cho khô, tiếp đến là ngâm trong nước 1-2 ngày để rễ không bị hút nước ngược trở lại.
Xử lý gỗ lũa:
Bước 1: Chuẩn bị gỗ lũa
Bước 2: Sử dụng bàn chải sắt để chải thật sạch đất cát, rong rêu bám trên gỗ lũa
Bước 3: Ngâm gỗ lũa trong nước sach, ngâm đến khi lũa ngậm lo nước, trong quá trình ngâm lên thay nước 5-10 lần cho lũa thôi hết muối chát hoặc chất đắng ra, ngâm trong khoảng 10-15 ngày
Bước 4: Ngâm nước vôi ít nhất 30 phút hoặc rửa với nước vôi trong hoặc sử dụng physan 20 nồng độ 2ml/1 lít nước, benkina nồng độ 2ml/ 1 lít nước để thay thế nước vôi
Bước 5: Rửa sạch gỗ lũa với nước cho sạch, rửa sạch nhiều lần, để ráo nước là có thể sử dụng để trồng lan.
Xử lý dớn trước khi trồng:
Bước 1: Rửa sạch dớn với nước cho sạch, rũ sạch đất, cát, lá, vỏ cây tạp, rửa dớn đến khi nào nước trong veo là tốt nhất
Bước 2: Ngâm nước vôi, nước vôi trong hoặc với physan 20 nồng độ 2ml/1 lít nước, benkina nồng độ 2ml/ 1 lít nước khoảng thời gian 2 tiếng, ngâm trong 2 ngày. Điều này có tác dụng trung hòa axit, diệt cỏ hại, côn trùng gây hại, nấm khuẩn
Bước 3: Rửa dớn lại với nước để rửa trôi hết nước vôi hoặc physan, benkina
Bước 4: Ghép lan lên hoặc cho vào chậu trồng hoặc làm tã đắp lên giò lan là được.
Xử lý giống cây
Do trong quá trình vận chuyển, tách cây sẽ có tình trạng dập, nát hoặc các vết cắt hở. Do đó cần cắt bỏ phần thân lá dập, thối, sau đó bôi keo liền sẹo rồi để khô 1 ngày.
Sau đó xử lý nấm bệnh và kích rễ cho cây phát triển, có thể sử dụng Ridomil Gold kết hợp n3m kích thích lan mọc rễ.
Các bước ghép cây vào giá thể
Chuẩn bị: Dây thít nhựa hoặc dây cao su, dây kim loại, giá thể đã được xử lý, cây giống
Thực hiện:
Bước 1: Dùng dây thít nhựa, dây cao su hoặc dây kim loại bọc nhựa để cố định cây vào giá thể. Khi cột dây hãy hở gốc và hướng mắt ngủ ra ngoài cho cây phát triển tiếp thế hệ sau.
Bước 2: Treo nơi thoáng gió, tránh mưa nắng trực tiếp và hôm sau rồi tưới. Mỗi ngày tưới 1 lần vào chiều tối cho cây mọc mầm và phát triển. Nếu bạn ghép cây vào mùa đông thì có thể 2 ngày tưới 1 lần, khi thời tiết ấm lên cây mới bắt đầu phát triển.
Độ ẩm
Theo chu kì phát triển, cây rất cần nước ở mùa xuân, mùa hạ và đến giữa mùa thu. Thời điểm này cây phát triển toàn diện rễ, thân, lá nên không thể thiếu nước. Tuy vào điều kiện tiểu khí hậu và giá thể trồng cây bạn có kế hoạch tưới cho phù hợp. thường thì 1-2 lần/ ngày.
Thời gian từ cuối thu đến mùa đông cây rụng lá, nhu cầu nước không nhiều nên bạn có thể cắt giảm chỉ cần tưới 2 ngày/ lần, thậm chí mùa đông chỉ cần phun sương 3-5 ngày/ lần.
Chế độ nắng
Lan Long Tu Lào vôi rất ưa nắng, có thể chịu nắng tốt 70-80% nên chúng hay được sử dụng làm loài lan trồng trên ban công, sân thượng. Khi trồng ở vườn nhà bạn có thể treo dưới tán cây thưa hoặc trên giàn với 1 lớp lưới đen mỏng.
Phòng trừ nấm bệnh đúng cách
Lan Long Tu Lào có các bệnh thường gặp nhất là rệp, nấm, thán thư và bệnh thối nhũn do vậy cần tiến hành kiểm tra, xử lý nhanh chóng.
Phân bón cho lan Long Tu Lào
Lan Long Tu Lào cần nguồn phân bón dinh dưỡng cao, nhất là cuối xuân cho đến hết mùa hè. Người trồng có thể sử dụng phân tan chận, phân hữu cơ hoặc NPK tổng hợp để bón cho cây. Đặc biệt lưu ý liều lượng nhỏ tránh cây lan bị sốc phân.
Có thể sử dụng thêm phân hữu cơ ủ hoai mục, kết hợp thêm phân bón tan chậm NPK hàm lượng đạm cao từ tháng 4 đến tháng 7; tháng 8 đến tháng 10 đổi sang phân hàm lượng kali nhiều hơn giúp cây ra hoa to, mập, màu sắc đẹp. Từ tháng 10 trở đi chỉ tưới nước lã bình thường để giúp cây ra nhiều hoa.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Kinh nghiệm trồng lan Vảy Rồng sai hoa nở rực rỡ
Kinh nghiệm trồng hoa lan Vanda chuẩn kỹ thuật
Hướng dẫn cách trồng phong lan Cẩm Báo, phòng trừ bệnh ở lan Cẩm Báo
Kinh nghiệm chăm sóc lan Hoàng Thảo Long Nhãn đúng chuẩn
Lan bị cháy đầu rễ nguyên nhân do đâu, cách khắc phục hiệu quả nhất
Suckhoecuocsong.vn/TH