Kinh nghiệm trồng cây đuôi công chuẩn, cực đơn giản
Hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây đuôi công cực đơn giản
Kinh nghiệm trồng cây đuôi công chuẩn, cực đơn giản
Cây đuôi công không chỉ mang lại nhiều ý nghĩa phong thủy mà còn giúp thanh lọc không khí, giảm căng thẳng cực tốt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng cây đuôi công phát triển tốt, khỏe mạnh giúp đem lại tài lộc, may mắn cho người trồng
Cây đuôi công có tên khoa học Calathea makoyana, thuộc họ Marantaceae xuất xứ ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ nhưng ngày nay chúng được phân bổ ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Cây đuôi công là một loại cây thân thảo, bụi nhỏ, dạng cây dong riềng với thân rễ nằm dưới mặt đất sở hữu chiều cao chỉ khoảng 25- 70cm. Lá của cây đuôi công thường có hình dáng nhọn hai đầu, màu đỏ tía ở mặt dưới, mặt trên lục nhạt đậm xen kẽ nổi rõ các vằn màu trắng tạo thành một viền nhỏ song song dọc theo mép lá, trông giống như một chiếc đuôi công độc đáo, đẹp mắt tạo điểm nhấn cho căn phòng, bàn làm việc.
Cây đuôi công có kích thước nhỏ, màu trắng khi hoa nở cánh của hoa sẽ xòe rộng như cánh hoa hồng, kết thành chùm. Thông thường dựa theo màu sắc của cây đuôi công nên cây được chia làm nhiều loại gồm: cây đuôi công xanh, cây đuôi công tím, cây đuôi công tím sọc,…
Trong phong thủy, cây đuôi công được xem là một loại cây hút tài lộc, may mắn, tượng trưng cho sự tròn đầy và thịnh vượng cho người trồng. Sở hữu màu sắc đa dạng, nên chúng phù hợp với tất cả các mệnh. Nhưng cây đuôi công thuộc hành mộc nên những người thuộc mệnh mộc khi trồng cây đuôi công sẽ phát huy được hết các công dụng của chúng. Khi đặt cây đuôi công ở bàn làm việc, phòng khách sẽ mang lại sự may mắn và tiền tài, giúp công việc được suôn sẻ
Khi trồng thủy sinh, cùng bộ rễ trắng muốt tạo sự mới mẻ, bắt mắt tạo điểm nhấn đặc biệt cho không gian sống, góp phần tạo nên sự sang trọng cho không gian của ngôi nhà.
Cũng như các loài thực vật khác cây đuôi công có khả năng hút CO2 thải ra O2 để làm thoáng bầu không khí, đồng thời có thể giảm thiểu sự tác động của tia khúc xạ lên sức khỏe người sử dụng. Màu xanh, trắng của cây đuôi công còn có thể giúp thư giãn đầu óc, giảm căng thẳng, tạo nhiều cảm hứng trong công việc, cuộc sống thêm tươi mới độc đáo
Hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây đuôi công cực đơn giản
Đất trồng cây đuôi công
Nếu trồng chậu cần lựa chọn đất trồng phải đảm bảo các yếu tố như: đất tơi xốp, tránh úng, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng. Khi lựa chọn đất trồng có thể sử dụng thêm hỗn hợp than bùn, chất mùn, rêu, cát, phải luôn được giữ ẩm cho đất. Nếu chọn trồng cây đuôi công thủy sinh nên sử dụng đá sỏi để cố định cây khỏi bị ngã đổ
Các bước trồng cây đuôi công
Bước 1: Cây đuôi công mua về, bạn bỏ túi nilon ra, tránh làm vỡ bầu đất.
Bước 2: Đặt cây vào chậu, cho đất xung quanh cây, dùng hai tay ấn chặt để cây không bị đổ, rồi tưới nước giữ ẩm cho cây.
Chăm sóc cây đuôi công
Tưới nước
Cây đuôi công nhạy cảm với chất khử trùng nên khi tưới nước tránh tưới nước máy ở vòi trực tiếp, nếu sử dụng nước máy chỉ nên sử dụng nước đã được lắng sau 24h. Nhu cầu nước của cây nhiều nhưng sợ úng do đó cần tưới vừa phải chỉ tưới khi mặt đất khô lại
Ánh sáng
Cây đuôi công không sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh khi đặt chậu trồng ở những nơi ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp. Nếu ánh sáng quá mạnh, thời gian chiếu sáng dài khiến cây bị cháy lá, thối rễ rồi chết. Do đó, khi trồng cây đuôi công chỉ nên đem cây ra phơi nắng vào buổi sáng, sau đó đem vào ở những nơi thoáng mát, ít ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp
Độ ẩm
Độ ẩm thích hợp nhất với cây đuôi công phát triển nên duy trì từ 60% trở lên, chúng ta nên giữ ẩm thường xuyên bằng cách phun sương.
Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng từ 18-28 độ C bởi cây đuôi công là giống cây ưa mát.
Bón phân
Do đặc điểm có bộ lá nhiều, mượt nên đuôi công cũng rất thích hợp với phân đạm. Bên cạnh việc bổ sung bón phân đa vi lượng thì khoảng 3 tháng bổ sung thêm ít phân đạm. Khi bón phân có thể hòa đạm với nước tưới vào gốc hoặc tăng nồng độ đạm trong phân khi bón phân định kỳ.
Những điều cần lưu ý khi chăm sóc đuôi công
+ Tiến hành vệ sinh, lau lá cây ít nhất 1 lần/tuần để giúp lá cây có thể quang hợp tốt ánh sáng
+ Nếu đặt cây trong nhà hay trong văn phòng thì cần ít nhất 1 lần 1 tuần mang cây ra ngoài chỗ có ánh nắng, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào
+ Khi cây xuất hiện các lá vàng, lá úa, lá héo thì phải cắt bỏ đi ngay tránh các nấm bệnh phát triển
+ Tuyệt đối không sử dụng bã chè hay nước bẩn vào chậu cây tránh gây các nấm bệnh, mầm bệnh hại phát triển gây ảnh hưởng tới cây
+ Cây bị rụng lá, các nhánh cây có hiện tượng mềm, rục cần chăm sóc đặc biệt hoặc thay thế cây mới.
+ Tuyệt đối không đặt chậu cây trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Bật mí cách trồng cây kim tiền phát triển tốt, đem lại nhiều may mắn
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây kim ngân thủy sinh đúng chuẩn
Hướng dẫn cách trồng phong lan Cẩm Báo, phòng trừ bệnh ở lan Cẩm Báo
Cách sử dụng thuốc kích rễ đúng chuẩn nhất
Kinh nghiệm diệt trừ ruồi vàng hại trên cây lan cực hiệu quả
Suckhoecuocsong.vn