Kinh nghiệm chăm sóc lan Hoàng Thảo Long Nhãn đúng chuẩn
Hướng dẫn chi tiết cách trồng và chăm sóc lan Hoàng Thảo Long Nhãn
Kinh nghiệm chăm sóc lan Hoàng Thảo Long Nhãn đúng chuẩn
Lan Hoàng Thảo Long Nhãn là một trong những loài lan sở hữu vẻ đẹp độc đáo, màu sắc bắt mắt nên được nhiều người yêu thích. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách trồng và chăm sóc lan Hoàng Thảo Long Nhãn đúng chuẩn được những người trồng lan lâu năm chỉ dẫn.
Cách phân biệt chuẩn xác lan Hoàng Thảo Long Nhãn và lan Kim Thoa
Lan Hoàng Thảo Long Nhãn là một trong những loài lan trong họ Hoàng Thảo sở hữu màu sắc vàng rực rỡ, điểm thêm cánh môi môi tua một màu nâu nhìn xa trông gióng như đôi mắt của rồng. Hoa lan Hoàng Thảo Long Nhãn có đặc điểm, hình thù khá giống với lan Kim Thoa. Bởi về ngoài khi nhìn qua thân, lá chúng khá giống nhau nhưng phải để ý kỹ, người có kinh nghiệm với có thể phân biệt hai loại lan này.
+ Lan Kim Thoa sở hữu thân già và thân tơ sẽ có màu xanh ngả vàng, ngược lại lan Hoàng Thảo Long Nhãn có thân già màu ngả nâu và thân tơ màu xanh, chiều dài có thể đạt chiều dài đến 2m, trong khi kim thoa thì ngắn hơn chỉ khoảng từ 60-120cm.
+ Lá lan Hoàng Thảo Long Nhãn dày nhìn hơi bầu, xanh đậm còn lá kim thoa có hình thoi màu lá cũng xanh nhạt hơn.
+ Màu sắc của hoa của hai loài lan này đều sở hữu màu vàng rực rỡ với 1 chấm nâu đen ở giữa lưỡi hoa. Nhưng lan Hoàng Thảo Long Nhãn sẽ có chùm hoa dày hơn nhưng hoa lại không to bằng Kim Thoa
+ Lan Hoàng Thảo Long Nhãn có 2 mắt nâ u đen hơn kim thoa.
Vài nét đặc điểm của lan Hoàng Thảo Long Nhãn
Lan lan Hoàng Thảo Long Nhãn có tên khoa học là Dendrobium fimbriatum thuộc học phong lan Orchidaceae, bộ phong lan Orchidales. Chúng phân bố ở nhiều nơi trên thế giới như Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Ấn Độ, tại Việt Nam chúng có mặt ở khắp nơi Lào Cai, Bắc Kạn, Lâm Đồng, Cà Mau
Lan thuộc loại lan Hoàng Thảo có kích thước vào loại cao so với nhiều loại lan khác. Khi được chăm sóc cẩn thận, sinh trưởng trong môi trường thuận lợi chúng có thể đạt chiều cao lên đến 2m. Khi còn nhỏ các cây con có nhiều chấm đen, nâu bám kín rất dễ nhận biết. Lá của chúng dày hình thuôn mác xếp đều trên các đốt. Thân hình trụ dày và có phần lông dài và lá hình mác rộng đỉnh nhọn và dài khoảng 15cm.
Cánh của lan Hoàng Thảo Long Nhãn có các cánh mong, mang màu vàng rực rỡ, thu hút ánh nhìn của nhiều người. Phần môi xòe to gần như hình tròn điểm nhất đặc biệt chính là vệt màu nâu đỏ nổi bật ở giữa, trên viền môi hoa có rất nhiều tua nhỏ xíu. Hoa thường mọc theo chùm với 5-15 bông trên 1 cần hoa. Mùi hương của lan Hoàng Thảo Long Nhãn có mùi hương nhẹ thoang thoảng trong không khí khác với nhiều loài hoa lan khác sở hữu hương thơm quyến rũ. Vào khoảng tháng 4 đến tháng 7 dương lịch trong năm là thời điểm nở hoa của lan Hoàng Thảo Long Nhãn, một số nơi có khí hậu thuận lợi cây thường cho hoa đúng mùa, ngược lại những nơi có khí hậu khác thường sẽ nở hoa muộn hoặc sớm hơn 1 chút.
Cây tái sinh bằng chồi và hạt của chúng đồng thời mọc bám trên các cây gỗ lớn trong rừng thưa ở độ cao trên 600m. Độ bền của hoa giữ được khoảng 5-7 ngày nếu ở trong điều kiện nóng và khô, cũng có thể lên đến đến khoảng 15 ngày nếu thời tiết mát mẻ như ở các tỉnh Lâm Đồng, Sapa,...
Trong tự nhiên, khi di chuyển vào các cánh rừng chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp chúng bám, sinh trưởng ở các thân cây rừng lớn để sinh sôi, phát triển
Hướng dẫn cách trồng, chăm sóc lan Hoàng Thảo Long Nhãn
Giá thể trồng lan Hoàng Thảo Long Nhãn
Khi ở trong môi trường tự nhiên lan sinh trưởng ở các thân cây rừng lớn để sinh sôi, phát triển. Nhưng khi được đem trồng tại nhà, các vườn trồng lan lớn thì chúng được trồng vào giá thể chậu đất nung có lỗ thoáng là tốt nhất.
Do cây có hướng vươn cao, chiều cao cây từ 1-2m nếu trồng trồng trên giá thể gỗ lũa sẽ khiến cây khó bám chắc, nhìn tính thẩm mỹ không đẹp. Do đó nên được trồng trong chậu đất có kích thước vừa phải không quá nhỏ, quá to so với cây, đảm bảo cây có đủ không gian phát triển, sinh trưởng. Khi trồng tiến hành xếp một lớp than củi với một lớp xốp ở dáy. Cố định cành lan vào chậu sau đó xếp một lớp dớn lên trên bề mặt để cây được giữ ẩm. Ngoài ra có thể thêm cả vỏ trấu hoặc vỏ thông để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây phát triển. Trước khi tiến hành trồng lan, các giá thể cần được xử lý sạch sẽ, loại bỏ bụi bẩn, mầm bệnh gây hại.
Than củi
Bước 1: Than củi, than hoa cho vào một chậu lớn đựng nước vôi loãng sạch. Hàng ngày nên thay nước ngâm cho than để giảm lượng axit.
Bước 2: Ngâm than củi cho đến khi than hút no nước và chìm xuống đáy chậu là có thể sử dụng để trồng lan.
Xử lý vỏ thông trồng lan:
Bước 1: Vỏ thông sau khi mua về chà bớt các góc cạch, ngâm vỏ thông cho no nước ngâm tới khi nào vỏ chìm xuống đáy chậu khoảng 3-4 ngày
Bước 2: Vớt vỏ thông ra, ngâm vào 1 chậu nước vôi khoảng 30 phút để tiêu diệt hết mầm nấm, vi khuẩn có hại.
Bước 3: Rửa sạch vỏ thông bằng nước lã và sử dụng ghép lan.
Lưu ý: Vỏ thông có kích cỡ từ 0,5-1cm phù hợp với lan phi điệp tím, đùi gà kèn, trầm, lan hài. Vỏ thông có kích cỡ khoảng 2cm phù hợp với dendro, kiều. Vỏ thông có kích cỡ trên 3cm phù hợp với các loại lan hải yến, đai châu, sóc, cảm báo,…
Xử lý xơ dừa trồng lan:
Bước 1: Trước khi trồng lan, cần đập xơ dừa khô cho nát, ngâm nước muối loãng khoảng 5 ngày
Bước 2: Hàng ngày ngạn bỏ nước 2 lần, hoặc người trồng lan có thể ngâm nước vôi trong.
Lưu ý: Có thể sử dụng xơ dừa để ủ gốc cây khi trồng lan trên gỗ lũa.
Xử lý dớn trước khi trồng:
Bước 1: Rửa sạch dớn với nước cho sạch, rũ sạch đất, cát, lá, vỏ cây tạp, rửa dớn đến khi nào nước trong veo là tốt nhất
Bước 2: Ngâm nước vôi, nước vôi trong hoặc với physan 20 nồng độ 2ml/1 lít nước, benkina nồng độ 2ml/ 1 lít nước khoảng thời gian 2 tiếng, ngâm trong 2 ngày. Điều này có tác dụng trung hòa axit, diệt cỏ hại, côn trùng gây hại, nấm khuẩn
Bước 3: Rửa dớn lại với nước để rửa trôi hết nước vôi hoặc physan, benkina
Bước 4: Ghép lan lên hoặc cho vào chậu trồng hoặc làm tã đắp lên giò lan là được.
Cách tách chiết cây khỏi chậu
Bước 1: Sử dụng nước sạch tưới thật nhiều nước liên tục vào giò lan chuẩn bị tách cây
Bước 2: Để khoảng 20-30 phút thì bóc từng rễ ra và cắt hết những rễ bị khô hoặc bị sâu bệnh sau đó chuyển sang chậu mới.
Đối với lan Hoàng Thảo Long Nhãn được lấy từ tự nhiên
Bước 1: Khi mang về nên cắt hết rễ hỏng, bôi keo liền sẹo vào những vết dập và phun 1 lần thuốc chống nấm bệnh
Bước 2: Sau đó treo lên khoảng 2-3 ngày thì ghép vào giá thể trồng
Bước 3: Đặt cây vào chậu phải đặt thẳng để ngọn cây hướng về phía ánh nắng giúp cây quang hợp tốt, giữ cho gốc thật chắc phòng khi va chạm vào gỗ rễ không bị lung lay khiến bị thối rễ, ảnh hưởng tới sự phát triển của rễ
Nước tưới
Những cây lan Hoàng Thảo Long Nhãn được ghép trực tiếp vào cục gỗ hoặc thân cây sống thì ít nhất mỗi ngày phải tưới 1 lần trời nắng nhiệt độ ở dưới 30 độ C, tưới 2 lần khi nắng nóng khi nhiệt độ ở trên 30 độ C.
Những cây lan Hoàng Thảo Long Nhãn được trồng trong chậu thì trung bình sẽ tưới ít hơn ở cục gỗ vì khi trồng vào chậu sẽ giữ độ ẩm tốt hơn và lượng nước cần tưới cũng sẽ giảm đi một chút.
Điều quan trọng khi tưới nước cho lan cần phải nhớ chính là tưới làm sao để cây đủ ẩm vừa đủ độ sạch lá để cây quang hợp tốt, giá thể thông thoáng để bộ rễ phát triển. Khi tưới nước cho lan không tưới mạnh quá khiến lá cây, thân cây và rễ bị dập hoặc tổn thương rất dễ gây bệnh cho cây
Ánh sáng trồng lan Hoàng Thảo Long Nhãn
Lượng ánh sáng cần thiết để cho lan phát triển tốt từ khoảng 20%-50%, do vậy những ngày hè nắng nóng nền nhiệt cao, thời gian ánh sáng chiếu kéo dài nên dùng lưới che nắng 50%. Khi cây bắt đầu sinh trưởng, rễ bám vào giá thể chỉ cần để cây dưới lượng ánh nắng trung bình là khoảng 30% là cây có thể phát triển khỏe mạnh quanh năm.
Bón phân cho lan Hoàng Thảo Long Nhãn
Nên tiến hành bón cho cây vào thời điểm cây đã và đang phát triển bộ rễ, có thể dùng phân tan chậm hoặc dùng phân bón qua lá. Bón phân cho cây quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa phát triển mạnh về lá và thân giúp cho cây khỏe mạnh và nhanh lớn vào dịp đầu năm chúng tích lũy đủ lực để cho hoa đẹp.
Ngược lại vào những tháng mưa nhiều nên dừng bón vì nước mưa đã có rất nhiều chất thúc đẩy cây phát triển tốt.Những tháng còn lại để giữ cho cây phát triển đồng đều tăng sức đề kháng và chống lại bệnh tật. Mùa xuân: Bón loại phân NPK 30-10-10, vào mùa hè bón NPK 10-30-10, mùa thu bón phân NPK 10-30-20 cho lan phát triển khỏe mạnh.
Phòng ngừa bệnh hại cho lan Hoàng Thảo Long Nhãn
Khi phun phòng trừ các bệnh hại để cây hấp thụ thuốc tốt nhất thì nên phun vào buổi chiều mát và không có mưa.
Mỗi tháng nên phun một lần để phòng bệnh cho lan, những tháng mưa nhiều nên phun liên tục từ 10-15 ngày 1 lần. Khi thấy thời tiết sắp mưa dài ngày là phải phun trước phòng để tránh trường hợp cây bị bệnh, các loại vi khuẩn sinh sôi tấn công gây thối thân, thối rễ,…
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Kinh nghiệm trồng hoa lan Vanda chuẩn kỹ thuật
Bí quyết trồng Địa lan Thanh Ngọc ra nhiều hoa, hoa lâu tàn
Bật mí kinh nghiệm trồng Địa lan Sato ra nhiều hoa, khỏe mạnh
Kỹ thuật trồng Địa lan Hoàng Vũ đúng chuẩn
Kinh nghiệm chăm sóc lan kiều dẹt nở hoa nhiều, phát triển tốt, hoa đẹp
Suckhoecuocsong.vn