Khuyến cáo những người không nên ăn tỏi

23/08/2016 08:15

Những đối tượng không nên ăn tỏi

Ngược dòng thời gian trở về những thế kỷ trước, con người đã biết trồng tỏi để làm thức ăn, thuốc chữa vết thương hữu hiệu phục vụ đời sống. Không chỉ vậy, người Ai Cập cổ đại còn coi trọng và tôn thờ tỏi do tỏi chứa nhiều chất dinh dưỡng lành mạnh duy trì sức khỏe.Mặc dù vậy, tỏi lại được khuyến cáo với một số người.

Tác dụng của hoạt chất allicin trong tỏi

Tỏi thường có hai loại là tỏi trắng và tím. Trong đó, tỏi tím có vị cay hơn, tác dụng kháng khuẩn tốt hơn tỏi trắng. Công dụng làm thuốc bắt nguồn từ hoạt chất allicin có trong tỏi.

Tác dụng của tỏi trong phòng trừ bệnh gồm phòng chống ung thư, phòng chống các bệnh tim mạch, làm giảm đường huyết, tăng cường hệ miễn dịch, tác dụng kháng sinh, chống nhiễm độc chất phóng xạ…

Những lưu ý khi ăn tỏi

- Không ăn tỏi mọc mầm vì rất dễ bị ngộ độc.

- Khi ăn nếu thấy dấu hiệu như ợ nóng, đầy hơi... thì ngừng ăn vì có thể bạn đã bị dị ứng với tỏi.

- Không nuốt cả tép tỏi còn nguyên và không ăn khi bụng đói.

- Không dùng tỏi đắp lên da quá 10 phút, đặt biệt đối với trẻ nhỏ.

- Cần bảo quản tỏi nơi khô thoáng để tránh mọc mầm, bởi tỏi mọc mầm sẽ mất đi tinh dầu nên không còn thơm ngon và dậy mùi nữa.

Những đối tượng khuyến cáo không nên dùng tỏi

Người bị bệnh về mắt

Tỏi có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe đến vậy, tuy nhiên khi ăn nhiều tỏi có thể làm tổn hại đến gan, tổn thương đến máu.

Không chỉ vậy, vị cay của tỏi sẽ gây kích thích, ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh về mắt, nhất là đối với người bị giảm thị lực, hoa mắt, đục thủy tinh thể... Do đó, khuyến cáo người mắc các bệnh về mắt không nên ăn tỏi để tránh để bảo vệ đôi mắt khỏe mạnh, trong sáng.

Người mắc bệnh gan, thận

Tỏi được mệnh danh là một loại thực phẩm kháng khuẩn và kháng virus, tuy nhiên  tỏi không phải là loại thực phẩm dùng để điều trị virus viêm gan.

Không chỉ vậy, tỏi có thể kích thích dạ dày, đường ruột dẫn đến giảm lượng axit dạ dày trong đường ruột và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Qua đó, làm trầm trọng thêm các triệu chứng của viêm gan như buồn nôn, nôn.

Ngoài ra, những người bị bệnh thận hoặc đang uống thuốc điều trị cần kiêng tỏi vì tỏi làm mất hiệu quả hoặc làm xuất hiện tác dụng phụ của thuốc.

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Trong thời gian mang thai và cho con bú, người phụ nữ phải kiêng khem  một số loại thức ăn, gia vị trong đó có tỏi. 

Nguyên nhân do phụ nữ đang cho con bú khi ăn tỏi, mùi của loại gia vị này sẽ tồn tại trong sữa mẹ rất lâu, thậm chí kéo dài tới vài giờ đồng hồ sau khi ăn. Như vậy, mùi tỏi trong sữa sẽ làm trẻ sơ sinh có thể cảm thấy khó chịu, thậm chí là bỏ bú nếu phát hiện mùi vị khó chịu trong sữa.

 

Do đó, để đảm bảo an toàn đối với phụ nữ đang mang thai, cho con bú các chuyên gia khuyến cáo giảm thiểu sử dụng tỏi. Đặc biệt, khi đang sử dụng thuốc trong thai kỳ cần nói không với tỏi để thuốc phát huy được tác dụng tốt nhất.

Người có sức đề kháng yếu

Đối với bât cứ thực phẩm nào dù có ngon và bổ đến đâu thì việc lạm dụng sẽ là điều không tốt. Tương tự, ăn tỏi nhiều sẽ tiêu hao khí của con người, đồng thời tiêu hao cả máu. Ngoài ra do tỏi có mùi hăng, nóng, có độc, sinh đờm động nhiệt và làm tản khí hao máu.

Vì vậy, người có thể chất kém, khí huyết yếu, sau khi ốm dậy cần hạn chế ăn tỏi.

Người bị bệnh tiêu chảy

Tỏi có khả năng kích thích mạnh, bởi vậy, mỗi bữa cơm cần bổ sung một chút tỏi để thúc đẩy tiêu hóa. Tuy nhiên, đối với những người bị viêm ruột, tiêu chảy thì nên nói không với loại thực phẩm này.

Tổng hợp

Các tin khác

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột do hút thuốc lá

Rối loạn hệ vi sinh đường ruột do hút thuốc lá

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch

Hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch ra sao

Tiếp xúc hóa chất gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột như thế nào?

Các loại thực phẩm không tốt cho lợi khuẩn, hệ vi sinh đường ruột

Những thực phẩm tốt nhất cho hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh

Bí quyết tăng cường lợi khuẩn cho hệ vi sinh vật đường ruột

Những loại đồ uống không tốt cho hệ vi sinh vật đường ruột

Bổ sung quá nhiều lợi khuẩn ảnh hưởng tới hệ vi sinh đường ruột như nào?