Không chỉ là món khoái khẩu, chân gà còn là dược thiện

06/11/2017 08:34

Tác dụng của chân gà đối với sức khỏe

Đối với lứa tuổi teen chân gà là món ăn khoái khẩu nhưng người cao tuổi lại không thích vì cho rằng món ăn này toàn xương, không có giá trị dinh dưỡng. Trong y khoa, chân gà được coi là món dược thiện mà ít người biết đến.

Tác dụng của chân gà đối với sức khỏe

Trong y học cổ truyền

Y học cổ truyền gọi chân gà là kê cân, vị ngọt, tính bình, hơi ấm, không độc. Chân gà có tác dụng bổ hư, mạnh sinh lực, cường gân cốt... thường dùng bổ dưỡng về gân xương, sinh lý yếu, tỳ hư lâu ngày.

Chân gà có tác dụng cường gân cốt, trẻ em còi chậm đi, chậm mọc răng…

Ngoài ra người lớn tuổi hay bị xuất huyết nhiều nơi, trẻ em còi chậm đi, chậm mọc răng, nhiều mồ hôi khi ăn chân gà cũng  mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Lợi ích dinh dưỡng

Chiết xuất collagen từ chân gà có tác dụng như một loại thuốc hữu hiệu để hạ huyết áp, loại ức chế men.

Đặc biệt, trong chân gà chứa các axit amin như: Glycin, Hydrosiprolin, Argynin, Pronin; Xương chân gà có chứa Hydroxyapatite cùng nhiều khoáng chất hữu ích và canxi giúp cho xương chắc khỏe.

Chân gà còn có tác dụng chữa bệnh đối với phụ nữ ngực lép, da khô, người yếu sinh lý, người bị run tay run chân, đi không vững, trẻ em kém ăn, chậm biết đi, chậm mọc răng, mệt mỏi.

Những món ăn bổ dưỡng từ chân gà

Chân gà hầm lạc, đậu đỏ: Điều trị chứng gân cơ yếu, hay run tay, sinh lý yếu, người yếu hay xuất huyết nhiều nơi.

Gỏi chân gà ngó sen: Tác dụng bổ hư, khỏe gân cốt... chữa chứng ăn ngủ kém, mệt mỏi, người có tuổi hư nhược hay xuất huyết, trẻ em còi, người lớn gân xương yếu đều dùng hiệu quả.

Canh chân gà hầm rau củ: Tác dụng bổ hư tổn, mạnh gân cốt... Trị chứng sinh lý yếu, đau lưng, mỏi chân, thận yếu, khó ngủ, ù tai, tiêu chảy, kiết lỵ; người già ăn ngủ, mệt mỏi, hay bị xuất huyết nhiều nơi, đều dùng hiệu quả.

Chân gà hầm nấm hạt sen: Tác dụng bổ hư, mạnh gân cốt... Trị chứng ăn ngủ kém, đi kiết, phế táo, ho, ho khan, nhiều mồ hôi, ăn ngủ, mệt mỏi, đái tháo đường, hư nhược, hay bị xuất huyết nhiều nơi.

Chân gà hầm khoai sọ: Chữa chứng hư nhược, ăn ngủ kém, sinh lý yếu, đau lưng, mỏi chân, thận yếu, trẻ em còi chậm phát triển, nhiều mồ hôi, người yếu hay bị xuất huyết, đau nhức do loãng xương.

Chân gà nấu ngũ nấm: Tác dụng bổ hư, khỏe gân cốt... Chữa chứng hư nhược, tay chân nhức mỏi, tăng kháng thể, giải độc gan...

Chân gà nấu bí đỏ: Tác dụng bổ hư, mạnh sinh lực... chữa chứng hư nhược, ăn ngủ kém, đau đầu, mệt mỏi, gân xương đau mỏi, nhiều mồ hôi.

Chân gà tốt là vậy nhưng không nên dùng nhiều cho người đang cần giảm cân, người mỡ máu cao, nội nhiệt đi tiểu vàng, tiểu buốt, dắt, viêm nhiễm đang sốt nóng. Đặc biệt là người mắc chứng thống phong (gút) khớp đang sưng đau nên kiêng ăn chân gà.

Theo 24h.com.vn

Các tin khác

Các yếu tố gây ảnh hưởng hệ vi sinh vật đường ruột ở người cao tuổi

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở người cao tuổi

Tại sao hệ vi sinh vật đường ruột thay đổi theo tuổi tác?

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp kiểm soát huyết áp

Vì sao mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây tăng huyết áp

Mối liên hệ giữa bệnh tăng huyết áp và hệ vi sinh đường ruột như thế nào?

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột ngừa rối loạn tiêu hóa

Vì sao đồ ăn cay gây ảnh hưởng hệ vi sinh đường ruột

Thực phẩm giàu chất béo bão hòa gây hại cho hệ vi sinh đường ruột như nào?