Khi mắc Covid-19 có nên uống cà phê?
Người mắc Covid-19 có nên uống cafe
Khi mắc Covid-19 có nên uống cà phê?
Trong thời gian mắc Covid-19 có nên uống cà phê hay không là điều mà nhiều người bị Covid-19 quan tâm. Bởi nhiều người có thói quen uống cafe hằng ngày để duy trì sự tỉnh táo.
Cà phê là thức uống không thể thiếu vào mỗi buổi sáng của nhiều người, giúp cho họ bắt đầu ngày mới tràn đầy hứng khởi nhất là đối với những người làm việc tại văn phòng, kinh doanh,… Một cốc cà phê có chứa khoảng 95mg caffeine, nhưng nếu chúng ta uống quá 400 miligam caffeine mỗi ngày, cafe có thể gây một số phản ứng bất lợi cho sức khỏe như khó ngủ, mất ngủ, cồn ruột, hồi hộp, lo lắng, tăng nhịp tim, tăng huyết áp…
Người mắc Covid-19 có nên uống cafe?
Khi bị mắc Covid-19 nhiều người cảm thấy mệt mỏi, tâm trạng thay đổi liền sử dụng cà phê để giúp cơ thể tỉnh táo, tăng sự hứng khởi. Nhưng theo các chuyên gia y tế, trong thời gian điều trị Covid-19 không nên sử dụng cà phê mà thay vào đó là các loại đồ uống dinh dưỡng khác.
Bởi cà phê có tính lợi tiểu, làm tăng đào thải nước do đó những người mắc Covid-19 không nên uống, thay vào đó, người bệnh nên uống nước ấm (nước lọc, nước ép hoa quả) nhiều lần trong ngày, tránh tình trạng chỉ uống khi thấy khát.
Khi mắc Covid-19 nhiều người gặp phải các triệu chứng như sốt khi đó cơ thể thường bị mất nước và một số chất điện giải như natri, kali do sốt, viêm phổi và nhiễm trùng, vì thế tăng cường bổ sung nước để bù lại lượng nước đã mất giúp cho cơ thể mau phục hồi rất cần thiết. Do đó, để cơ thể nhanh chóng hồi phục hãy uống nhiều nước với lượng 40-45ml/kg cân nặng/ngày, ví dụ một người 50kg cần uống khoảng 2,5 lít nước một ngày.
Ngoài ra, khi mắc Covid-19 họ gặp nhiều vấn đề, như cảm thấy bất ổn khi phải đi cách ly một mình, cảm giác tội lỗi khi vô tình lây bệnh cho người khác, lo người khác đánh giá về mình, sợ xã hội kỳ thị xa lánh, sợ mất việc làm, không có thu nhập...Nhất là đối với những nhóm người vốn có vấn đề về tâm lý tiềm ẩn như rối loạn lo âu, hoang tưởng.. kèm theo triệu chứng mệt mỏi, khó ngủ, mất ngủ…
Khi đó nhiều người mắc Covid-19 sử dụng uống đồ chứa nhiều caffeine gây kích thích thần kinh như cafe sẽ không tốt cho sức khỏe. Bởi cafe còn gây tăng nhịp tim không tốt cho bệnh nhân có bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường…
Đặc biệt, nhiều người mắc Covid-19 xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, tiêu chảy, buồn nôn… không nên uống cafe để phòng nguy cơ mất nước.
Do đó, thời điểm này cách tốt nhất để tăng cường thể trạng là ăn uống đủ dinh dưỡng, uống nước ấm, nếu có sốt nên uống nhiều nước.
Uống nhiều nước (40-45ml/kg cân nặng/ngày), nên uống nước ấm và rải rác trong ngày, tránh tình trạng chỉ uống khi thấy khát. Nên uống nước lọc, nước ép hoa quả. Người bệnh có sốt nên uống Orezol để bù nước và điện giải.
Hàng ngày phải ăn ít nhất là 5 trong 8 nhóm thực phẩm (nhóm tinh bột, nhóm sữa và chế phẩm sữa, nhóm dầu mỡ, nhóm rau củ, nhóm thịt cá, nhóm trứng, nhóm các loại hạt, nhóm rau củ màu vàng - xanh thẫm).
Lựa chọn các thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng, ăn đủ bữa và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng bằng đa dạng loại thực phẩm bao gồm đạm, ngũ cốc, trái cây, trứng để duy trì thể trạng, thể chất.
Rau mầm có hàm lượng protein, folate, magiê, phốt pho, mangan và vitamin C và K cao hơn so với các loại thực vật không có mầm mống vì quá trình nảy mầm làm tăng mức dinh dưỡng. Người mắc Covid-19 nên sử dụng rau mầm trong chế độ ăn của mình vì chúng cung cấp số lượng lớn hơn các axit amin quan trọng, giúp chúng dễ tiêu hóa hơn và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu protein của cơ thể. Quá trình nảy mầm dường như làm giảm chất kháng dinh dưỡng trong khi tăng chất chống oxy hóa, cho phép cơ thể phục hồi nhanh hơn.
Suckhoecuocsong.vn/TH