Hướng dẫn theo dõi, chăm sóc F0 cách ly tại nhà theo Sở Y tế TP. HCM
Các bước thực hiện chăm sóc, cách lý F0 tại nhà theo hướng dẫn của Sở Y tế TP. HCM
Hướng dẫn theo dõi và chăm sóc F0 cách ly tại nhà theo Bộ Y tế
Người mắc COVID-19 không triệu chứng lâm sàng đang được chăm sóc, điều trị tại các cơ sở y tế đủ điều kiện xuất viện vào ngày thứ 07 thì tiếp tục theo dõi, giám sát y tế tại nhà, nơi lưu trú trong 14 ngày.
Người mắc COVID-19 mới được phát hiện tại cộng đồng, không triệu chứng lâm sàng, không yếu tố nguy cơ (không có bệnh nền hoặc bệnh nền điều trị ổn, không béo phì) thì được cách ly tại nhà trong 14 ngày.
Nếu bạn là F0 có nguy cơ: béo phì, trên 60 tuổi, có bệnh lý nền đang điều trị, cần liên lạc ngay với y tế địa phương để chuẩn bị cách ly.
A. NẾU TRỞ THÀNH F0:
1. Bình tĩnh chuẩn bị một số bước
- Người bệnh, người chăm sóc, người ở cùng nhà phải thực hiện cam kết với chính quyền địa phương và tuân thủ các điều kiện cách ly tại nhà.
- Thực phẩm hoặc viên uống có chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C. Ví dụ: cam, chanh, quýt, rau củ,...
- Nước súc miệng: nước muối sinh lý, nước súc miệng sát khuẩn...
- Thuốc hạ sốt: paracetamol, lưu ý sử dụng thuốc không chứa thành phần cafein vào chiều tối vì sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ. Thuốc trị ho, thuốc trị tiêu chảy, thuốc trị sổ mũi
- Túi rác có ghi nhãn: “CHẤT THẢI NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”.
- Thiết bị theo dõi sức khỏe: Nhiệt kế, máy đo SpO , điện thoại thông minh.
Lưu ý:
- Không mua máy tạo oxy, máy thở để trữ vì dễ gây cháy nổ và không có chuyên môn để sử dụng.
- Người bệnh, người chăm sóc, người ở cùng nhà phải thực hiện khai báo y tế điện tử mỗi ngày 1 lần hoặc khi có dấu hiệu bất thường.
- Cài đặt ứng dụng khai báo y tế Vietnam Health Declaration trên điện thoại với hướng dẫn bên dưới.
2. Thực hiện cách ly F0 theo hướng dẫn
- Người bệnh cách ly ở một phòng riêng, đảm bảo phòng cách ly có nhà tắm và nhà vệ sinh riêng.
- Bố trí 1 bàn nhỏ trước cửa phòng để cung cấp cho người bệnh thực phẩm, nhu yếu phẩm và giữ khoảng cách với người bệnh ít nhất 2 mét.
- Nếu sử dụng điều hòa không khí thì phải dùng riêng. Phòng không được sử dụng chung với hệ thống điều hòa trung tâm.
- Nếu sử dụng điều hòa không khí thì phải dùng riêng. Phòng không được sử dụng chung với hệ thống điều hòa trung tâm.
3. Người chăm sóc cần chú ý
- Cần đeo khẩu trang và tấm chắn giọt bắn khi tiếp xúc với người bệnh.
- Sau khi tiếp xúc với người bệnh phải tháo bỏ khẩu trang và rửa tay bằng dung dịch chứa cồn.
- Khẩu trang sau khi dùng xong phải bỏ vào túi rác riêng. Tấm chắn giọt bắn nếu tái sử dụng cần được khử khuẩn bằng dung dịch chứa cồn, phơi ngoài nắng, để khô ráo và thoáng mát.
- Không ôm đồ dùng cá nhân, quần áo bẩn của người bệnh, không được mang bất kỳ đồ dùng nào của người bệnh ra khỏi nhà.
4. Đảm bảo an toàn cho người xung quanh
- Thực hiện 5K, không tiếp xúc với người xung quanh, kể cả vật nuôi, không được ra khỏi phòng cách ly, trừ khi lấy thực phẩm, nhu yếu phẩm và phải đeo khẩu trang, tấm chắn giọt bắn. Ở 1 mình trong phòng không cần đeo khẩu trang.
- Thực hiện 5K, không tiếp xúc với người xung quanh, kể cả vật nuôi, không được ra khỏi phòng cách ly, trừ khi lấy thực phẩm, nhu yếu phẩm và phải đeo khẩu trang, tấm chắn giọt bắn. Ở 1 mình trong phòng không cần đeo khẩu trang.
- Rác thải của người bệnh được thu gom vào túi rác riêng và liên hệ với Trạm y tế phường để được xử lý.
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng đặc biệt sau khi ho, hắt hơi.
- Vệ sinh, khử khuẩn các bề mặt người bệnh tiếp xúc thường xuyên.
- Có máy giặt hoặc chuẩn bị xô, chậu để người bệnh tự giặt đồ.
- Sử dụng riêng đồ dùng cá nhân: ly, chén đũa muỗng,...
5. Chăm sóc người bệnh
• SpO là gì và theo dõi như thế nào?
- SpO là độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi Giá trị SpO bình thường dao động ở mức 95 - 100%.
- Theo dõi chỉ số SpO rất quan trọng, đa số ca nhiễm Covid-19 khi được đưa đến các cơ sở y tế đều rơi vào tình trạng nguy kịch vì SpO tụt xuống thấp, dẫn đến khó thở là một triệu chứng nguy hiểm cần được xử trí ngay.
- Theo dõi SpO 2 lần/ngày (sáng và chiều). Có thể đo SpO bằng máy đo chuyên dụng hoặc sử dụng điện thoại thông minh có tải App. Đối với hệ điều hành IOS là ứng dụng CarePlix Vital, còn Android là Pulse monitor (Đo nồng độ oxy trong máu và nhịp tim)
Khi SpO thấp hơn 95%
- Liên hệ trạm y tế phường để được tư vấn hay nhập viện.
- Tuần thủ cách dùng thuốc theo hướng dẫn của nhân viên y tế
- Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc.
6. Chăm sóc người bệnh
• Cần làm gì khi sốt?
- Theo dõi thân nhiệt 2 giờ/lần cho đến khi hết sốt, trở về nhiệt độ bình thường (36 - 37,5˚C).
- Sốt > 38˚C phải báo ngay cho nhân viên y tế, có thể dùng paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần, không quá 60 mg/kg/ngày cho trẻ em và không quá 2 gam/ngày (không quá 4 viên paracetamol 500mg) với người lớn.
• Cần làm gì khi sốt?
- Uống thuốc trị ho và sổ mũi.
- Vệ sinh mũi họng, súc miệng họng bằng các dung dịch vệ sinh miệng họng hoặc nước muối sinh lý, 3 lần/ngày.
- Giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ, mặt.
- Không ăn, uống các chất kích thích, đồ ăn quá cay, nóng.
- Uống đủ nước, đảm bảo cân bằng dịch, điện giải, từ 1,5 – 2 lít nước/ngày.
- Đảm bảo dinh dưỡng và nâng cao thể trạng.
- Mặc quần áo thông thoáng, thoải mái
• Cần làm gì khi ho, sổ mũi?
- Uống thuốc trị ho và sổ mũi.
- Vệ sinh mũi họng, súc miệng họng bằng các dung dịch vệ sinh miệng họng hoặc nước muối sinh lý, 3 lần/ngày.
- Giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ, mặt.
- Không ăn, uống các chất kích thích, đồ ăn quá cay, nóng.
• Cần làm gì khi mệt mỏi?
- Ăn uống đầy đủ, không bỏ cử.
- Nghỉ ngơi hợp lý, nhưng không nằm tại giường quá lâu.
- Vận động nhẹ trong phòng và tập thể dục để tăng cường sức khỏe.
• Xử trí khi bị đau cơ, đau đầu
- Nghỉ ngơi hợp lý, không nằm lâu tại giường.
- Vận động nhẹ, hoặc tập thể dục tại giường.
- Sử dụng thuốc giảm đau paracetamol.
- Chườm ấm tại vị trí đau.
• Xử trí khi giảm vị giác
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Nếu chán ăn, khó nuốt, có thể ăn cháo xay (cháo có thêm thịt và rau củ), uống sữa cao năng lượng, ngũ cốc.
- Bổ sung dinh dưỡng bằng nước ép trái cây, rau củ.
7. Chăm sóc người bệnh
• Xử trí khi đau họng
- Uống nhiều nước ấm từ 1,5 – 2 lít/ngày.
- Sử dụng thuốc giảm đau paracetamol.
• Xử trí khi tiêu chảy
- Uống nhiều nước, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.
- Uống thuốc giảm tiêu chảy.
- Sử dụng dung dịch bổ sung điện giải: oresol, hydrite…
• Chăm sóc sức khỏe tinh thần
- Giữ tinh thần thoải mái, bình tĩnh và suy nghĩ tích cực.
- Đọc sách, nghe nhạc, xem phim ảnh để thư giãn, giải trí.
- Tập thể dục thường xuyên để duy trì cơ thể khỏe mạnh và tinh thần sảng khoái.
• Chăm sóc sức khỏe tinh thần
- Tâm sự, chia sẻ cùng với gia đình và bạn bè bằng điện thoại.
- Chăm sóc cây xanh, lau dọn phòng cách ly ngăn nắp, sạch sẽ.
- Duy trì năng lượng sống tích cực nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
B. Những lưu ý khi sử dụng thuốc đối với F0
1. Không được tự ý mua thuốc khi chưa có sự tư vấn của nhân viên y tế.
2. Không sử dụng kháng sinh khi điều trị COVID 19 do thuốc không có tác dụng đối với virus.
3. Chỉ sử dụng thuốc kháng viêm khi có hướng dẫn của nhân viên y tế.
4. Nếu người bệnh đang sử dụng các thuốc điều trị bệnh mạn tính như: cao huyết áp, đái tháo đường,... thì vẫn có thể uống thuốc bình thường. Khi hết thuốc cần liên hệ với Bác sĩ điều trị để được tư vấn.
5. Khi không có triệu chứng, không nên uống thuốc để phòng ngừa.
C. Dấu hiệu nguy hiểm cần gọi ngay cấp cứu 115
1. Huyết áp tụt, huyết áp tối đa < 90mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg.
2. Mất định hướng không gian, thời gian, lơ mơ, nói sảng, hôn mê.
3. Khó thở, thở nhanh > 25 lần/phút hoặc SpO < 94%.
4. Đau ngực, nhịp tim nhanh > 120 lần/ phút.
5. Không thể tự ra khỏi giường, tự chăm sóc bản thân
Người bệnh, người chăm sóc F0 theo dõi và ghi nhận thông số sức khỏe theo mẫu sau sẽ giúp ích cho nhân viên y tế khi tiếp nhận cấp cứu và xử trí tại đơn vị điều trị
Tóm lại, F0 cách ly tại nhà lưu ý những điểm sau:
F0 cách ly tại nhà phải mang khẩu trang thường xuyên, trừ khi ăn uống, vệ sinh cá nhân. Thay khẩu trang hai lần một ngày, khử khuẩn bằng cồn trước khi loại bỏ khẩu trang.
Thường xuyên khử khuẩn tay, các vật dụng và bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, tay nắm cửa, bồn cầu…
Đo thân nhiệt tối thiểu ngày hai lần, hoặc khi cảm thấy dấu hiệu sốt. Khai báo y tế mỗi ngày ít nhất một lần hoặc khi có triệu chứng bất thường qua ứng dụng: “Khai báo y tế điện tử”.
Cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước.
Tập thể dục tại chỗ, tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày.
Cần phải có số điện thoại nhân viên y tế để liên hệ khi cần tư vấn, hỗ trợ.
Các thuốc thiết yếu cần có: thuốc hạ sốt, thuốc nâng cao thể trạng (vitamin, chất dinh dưỡng vi lượng, các thuốc y học cổ truyền). Ngoài ra có thể bổ sung các thuốc kháng viêm và kháng đông dạng uống trong tình huống có chỉ định.
Chỉ định sử dụng thuốc kháng viêm và kháng đông dạng uống: người có triệu chứng sớm của suy hô hấp (cảm giác khó thở hoặc nhịp thở > 20 lần/phút hoặc SpO2 < 95%) và chưa liên hệ được nhân viên y tế để được hướng dẫn, hỗ trợ.
Đối với thuốc kháng viêm corticoid, có thể sử dụng các loại thuốc sau:
Thuốc Dexamethasone, người lớn dùng 6mg/lần/ngày; trẻ em dùng 0,15mg/kg/ngày (tối đa 6mg/ngày), uống sau khi ăn, tốt nhất nên uống vào buổi sáng.
Trong trường hợp không có sẵn thuốc Dexamethasone, có thể sử dụng các thuốc: Prednisoline. Với thuốc này nên uống sau khi ăn (tốt nhất vào buổi sáng), người lớn uống 40mg/lần/ngày; trẻ em uống 1mg/kg/ngày và uống tối đa 40mg/ngày.
Methylprednisolone theo liều lượng: người lớn 16mg/lần và uống 2 lần/ngày, mỗi lần uống cách nhau 12 giờ. Đối với trẻ em, uống 0,8mg/kg/lần và uống 2 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 12 giờ. Người bệnh nên uống sau khi ăn, vào buổi sáng và buổi tối.
Sở Y tế lưu ý, với những F0 đau dạ dày cần uống kèm uống thuốc dạ dày. Nếu có đáp ứng tốt, thời gian sử dụng tối đa là 7 ngày.
Sở Y tế yêu cầu thủ trưởng các cơ sở cách ly tập trung tại các địa phương, các tổ phản ứng nhanh phường, xã, thị trấn, quận huyện dự trù và cung ứng các thuốc thiết yếu như hạ sốt, thuốc nâng cao thể trạng, thuốc kháng viêm corticoid dạng uống để cung cấp cho người bệnh khi có chỉ định.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị liên hệ với Phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế để được hướng dẫn.
Suckhoecuocsong.vn (Sở Y tế TP.HCM)