Hướng dẫn kỹ thuật tập bay cho chim yến con

23/08/2022 11:06

Dấu hiệu nhận biết chim yến con đến giai đoạn tập bay, kỹ thuật tập bay cho chim yến con chuẩn xác

Hướng dẫn kỹ thuật tập bay cho chim yến con

Khác với chim yến con khi sinh sống trong môi trường tự nhiên được chim yến bố mẹ chăm sóc nên chúng sẽ sở hữu khả năng tập bay tốt hơn. Ngược lại, những đàn yến con khi được nuôi dưỡng trong môi trường nhân tạo nên người nuôi cần thiết kế mô hình nhà lưới cho chim tập bay, thích nghi dần với môi trường sống trong tự nhiên

Chim yến con sau khi ấp nở thành công được chăm sóc cẩn thận cho đến khi chúng phát triển hoàn thiện, các lông cách đã mọc để giúp chúng có thể tập bay dần. Khi chim yến con nuôi dưỡng được 37 ngày tuổi, hai cánh của chúng chéo nhau giống như những con chim yến trưởng thành, có hiện tượng vỗ cánh muốn bay thì người nuôi cần đưa chúng lên giá tổ tập bay để dần thích nghi. Đây là giai đoạn quan trọng, giúp chim yến có thể tập dần với khả năng bắt mồi, thích nghi dần với môi trường sinh sống trong tự nhiên cuối cùng sẽ được trở về tự nhiên, để tiếp tục ghép cặp, sinh sống, đẻ trứng, tạo tổ yến tăng giá trị kinh tế cho người nuôi yến.

Dấu hiệu nhận biết chim yến con đến giai đoạn tập bay

Chim yến con sau một thời gian chăm sóc, sau khi lực cánh đủ cứng cáp, có lực nâng cơ thể chúng lên khỏi mặt đất. Lúc này chim yến con bắt đầu bay loạn xạ trong nhà nuôi chim yến con, thậm chí có những con chim yến con bay va vào tường, thành thùng nuôi, chúng chỉ bay được một đoạn ngắn rồi rơi xuống nền nhà nuôi yến, thùng nuôi yến.

Kỹ thuật tập bay cho chim yến con chuẩn xác

Khi chim yến con có những dấu hiệu tập bay, người nuôi cần đặt chim yến con lên các thành gỗ để chim yến con có thể đứng vững trên đây. Các thành gỗ tập bay cho chim yến con có chiều cao từ 2m trở nên, từ đó giúp chúng di chuyển, tập bay dễ dàng hơn trong giai đoạn quan trọng này. Chiều cao thành gỗ giúp chim yến có thể vươn cánh bay lên không sau đó tập bay dần dần từ khoảng cách ngắn cho đến khoảng cách bay dài hơn

Xây dựng nhà lưới tập bay cho chim yến con

Nhà lưới tập bay cho chim yến con được thiết kế với diện tích tùy thuộc vào nhà nuôi chim yến, điều kiện kinh tế của từng người nuôi. Nhưng diện tích tối thiểu cho nhà lưới tập bay cho chim yến phải tối thiểu từ 25-30m2 trở lên, thiết kế chiều cao nhà tập bay từ 3,5 - 4,0 m. Trên mái nhà tập bay cần xây dựng có mái che hoặc theo kiểu ngoài trời nhưng phải có lưới mắt cáo ở phía trên tránh được các loài động vật gây hại cho chim yến con như mèo, chuột, rắn,..có thể gây hại cho chim yến con, hạn chế tình trạng chim yến con bay ra ngoài khu vực tập bay.

Xung quanh nhà lưới tập bay cho chim yến con nên lắp đặt hệ thống các ống phun sương, độ cao khoảng 2m được thiết kế tự động phun khoảng 5-10 phút/lần, khoảng cách giữa các lần phun là 2 giờ, bắt đầu từ lần cho ăn đầu tiên đến lần cho ăn cuối cùng trong ngày

Bên trong bắp đặt các loại cây thu hút côn trùng, hồ nước nhằm tạo sinh cảnh, môi trường sinh sống của côn trùng bay và tạo điều kiện cho chim tập bay dần thích nghi với môi trường tự nhiên hoặc tự làm thức ăn từ ruồi giấm để luyện tập cho chim yến con khả năng săn mồi, tập bay.

Để dễ dàng quan sát, quản lý nhà lưới tập bay cho chim yến con nên thiết kế có cửa ra vào, cửa phải được khép kín đảm bảo an toàn cho chim con bên trong nhà lưới, thuận tiện khi nhân viên kỹ thuật ra, vào nuôi chim yến con

Xung quanh nhà tập bay cho chim yến con cần được giăng kín bằng lưới nhựa có ô lưới nhỏ khoảng 1-2 mm, giúp chim tập bay bám được trên lưới, không bị dính móng chân và tránh được các loại côn trùng, bò sát đi vào lồng nuôi chim tập bay. Ngoài ra, dưới nền nhà tập bay nên bọc thêm một lớp lưới bằng kẽm có ô lưới nhỏ khoảng 1,0 - 1,5 cm, nhằm tránh các loại thiên địch của chim yến xâm nhập vào nhà lưới gây hại cho chim yến con

Vệ sinh dọn dẹp nhà tập bay cho chim yến con

Nhằm giúp chim yến con khỏe mạnh, hạn chế nhiễm bệnh cần tiến hành vệ sinh, dọn dẹp nhà tập bay định kỳ. Tiến hành rắc vôi khử trùng quanh nhà lồng trước khi được đưa vào sử dụng, khi rải vôi cần cách chân nhà lồng khoảng 10 cm và chiều rộng đường rải vôi khoảng 10-15 cm. Định kỳ phun thuốc diệt côn trùng như: kiến, gián… khoảng 1 tuần/lần

Bên cạnh đó, vệ sinh toàn bộ nhà lồng được thực hiện 1 lần/tuần, bao gồm vệ sinh sàn, các tấm lưới ngay phía dưới chỗ chim bám nhiều và khu vực hồ nước, cây trồng để hạn chế các bệnh có thể gây nguy hiểm cho chim yến con

Thức ăn nuôi chim yến tập bay

Thời gian này cần cung cấp thức ăn đầy đủ cho chim yến con có năng lượng, sức để tập bay. Thức ăn cho chim tập bay trong nhà lưới bao gồm: kiến, ong,mối chuồn chuồn, bươm bướm đêm, châu chấu, ong bắp cày, kiến cánh, ruồi muỗi, phù du, nhện hay các con bọ nhỏ... Cho chim yến con ăn từ 3 - 4 lần/ngày, khối lượng thức ăn mỗi lần ăn theo nhu cầu của chúng. Các loại vitamin, khoáng chất có thể bổ sung sẵn vào trong thức ăn giúp chúng có nhiều năng lượng hơn

Bên trong nhà lưới nên bổ sung nuôi thêm côn trùng bay, nhằm tạo cho chim khả năng tập bắt mồi như: ruồi giấm, ruồi lính đen… Số lượng các khay côn trùng trong nhà lồng 30 m2 vào khoảng 30 - 40 khay chứa nhiều ấu trùng ruồi giấm và ruồi lính đen từ đó tăng khả năng bắt mồi, kỹ thuật bay được tốt hơn

Nuôi chim tập bay trong nhà lưới

Sau khi chim yến con đã bay khỏe và có sức khỏe tốt, chim con sẽ được chuyển vào nhà lưới để làm quen với môi trường tự nhiên, từng bước thích nghi với điều kiện ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm của môi trường bên ngoài để sau có thể sinh sống tự lập.

Bên cạnh việc cung cấp thức ăn cho chim yến con cần kiểm tra, đánh giá, tình trạng sức khỏe chim, cách thức chim tiếp nhận thức ăn, tập tính bay lượn, thời gian bay, địch hại… mà có phương pháp điều chỉnh kịp thời.

Đồng thời bố trí lắp đặt các máy phun sương cho chim 1 hoặc 2 lần trong ngày, tập cho chim con rỉa lông, rỉa cánh thường xuyên, đồng thời bộ lông chim con sẽ bóng mượt và bay khỏe hơn.

Chim yến con sẽ thường bay nhiều vào lúc sáng sớm và những lúc phun sương, chúng thường bay xung quanh các vòi phun sương hoặc bám lên vòi phun sương, do đó cần quan sát kỹ và điều chỉnh thời gian tắt, mở hệ thống phun sương hợp lý, tránh thời gian mở quá lâu, chim ham nước nên dễ bị ướt lông làm cho chim con không bay được. Khi phân chim yến chuyển sang màu hồng nhạt do chúng có thể tự bắt mồi thì lên kế hoạch thả chim vào nhà yến, phòng nuôi chim yến để di đàn, nhân đàn.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Kinh nghiệm nuôi chim yến con khỏe mạnh, đạt tỷ lệ cao

Vì sao chim yến con bị rơi khỏi tổ, giải pháp khắc phục hiệu quả nhất

Nuôi chim yến mang lại lợi ích, tác hại gì?

Tổ yến giúp ‘cải lão hoàn đồng’

Chim yến: đặc điểm, quá trình làm tổ chim yến

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Bí quyết trấn tĩnh mèo trong kỳ động dục hiệu quả

Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý

Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh

Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết

Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?

Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột

Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột

Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào

Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn

Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác