Hướng dẫn cách xử lý khoa học khi bị rết cắn

30/03/2018 13:49

Phương pháp xử lý khi bị rết cắn, cấp cứu khi bị rết độc cắn tránh nguy hiểm đến tính mạng, giảm đau, loại bỏ chất độc của con rết

Quan điểm rết chỉ xuất hiện ở các khu vực nông thôn là hoàn toàn sai lầm. Trên thực tế tại các thành phố, trong đó các khu liền kề, tập thể cũ, nhà dân ven đô…xuất hiện khá nhiều loại côn trùng “gớm ghiếc” này. Rết cắn sẽ tiết ra độc tố. Vì vậy nếu không may bị rết cắn cần có những kỹ năng sơ cứu kịp thời để tránh độc rết phát tán, trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong.

Rết nguy hiểm như thế nào?

Rết là loài động vật thuộc lớp nhiều chân, thường sinh sống ở những nơi tối và ẩm như nền nhà, xó xỉnh, cống rãnh, đường ống nước, thậm chí trong quần áo. Rết đẻ trứng, sau đó nở thành con, lúc đầu có màu trắng, sau lột xác thành rết lớn màu nâu đỏ.

Rết có nhiều chân, thân dẹt, dài, nhiều đốt, mỗi đốt có một đôi chân. Ðốt cuối cùng 2 chân biến thành như hai đuôi. Ðầu rết có hai râu dài, răng nhọn sắc, cắn đau và có chất độc.

Khi rết tấn công sẽ tiết chất độc qua hàm răng phía trước, làm đối tượng sưng tấy và rất đau nhức, kèm theo nôn mửa và sốt ở những trường hợp nặng.

Các triệu chứng sau khi bị rết cắn

Cảm giác sau khi bị rết cắn là đau buốt, xuất hiện 2 vết răng kèm theo lo lắng, sợ hãi. Căn cứ vết thương nông, sâu sẽ xuất hiện các triệu chứng gồm:

- Đau dữ dội, sưng nóng đỏ, bọng nước, có thể gây hoại tử nông tại vết cắn kéo dài vài tuần.

- Gây yếu cơ tại chỗ.

- Ngứa, phù.

- Nổi hạch hoặc gây chảy máu nhưng thoáng qua.

Triệu chứng toàn thân gồm: Sốt, mệt mỏi, đau nhức toàn thân; thở nhanh, ho, đau họng; Viêm hệ bạch huyết, hạch to; Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy.

Theo kinh nghiệm của các chuyên gia, vết cắn sưng đau sau đó giảm dần  nhưng sưng có thể kéo dài 1-2 ngày. Hầu hết các triệu chứng tại chỗ tự giảm dần trong vòng 1-2 ngày. Triệu chứng toàn thân nếu có kéo dài 4-5 giờ.

Phương pháp xử lý khi bị rết cắn

Các chuyên gia khuyến cáo khi bị rết cắn, nếu vết cắn nhẹ, gây dị ứng da chỉ cần rửa sạch vết cắn bằng xà phòng, sau đó bôi dầu gió. Cũng có thể kết hợp chườm lạnh tại chỗ giúp giảm đau và giảm sưng.

Ngoài ra có thể dùng một số mẹo chữa rết cắn như bôi chút dầu gió vào vết cắn, đắp tỏi giã nát, đắp rau sam giã nát, đắp củ gấu giã, hoặc đắp các loại lá như lá ớt, lá húng chanh...

Khi bị rết cắn (vết cắn nhẹ_ cần rửa sạch vết cắn bằng xà phòng, sau đó bôi dầu gió hoặc hợp chườm lạnh tại chỗ giúp giảm đau và sưng

Ngoài phương pháp trên, dân gian còn có mẹo bôi nước dãi gà vào vết cắn cũng rất có tác dụng bởi gà gà và rết thường kỵ nhau.

Đối với trường hợp nạn nhân đã bị nhiễm độc của rết và các chất độc trong cơ thể gây ra hiện tượng ngộ độc cần lấy vải, dây buộc vào phía trên vết cắn (thắt ga-rô) để hạn chế nọc rết truyền về tim. Sau đó, những người xung quanh cần đưa nạn nhân tới cơ sở y tế càng nhanh càng tốt.

Lưu ý: Không nên xoa bóp vùng xung quanh vết thương để tránh làm chất độc phát tán nhanh hơn.

Theo infonet.vn

Các tin khác

Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

Bí quyết giúp uống rượu bia không say

Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ