Hướng dẫn cách khắc phục lan bị gục thân chuẩn nhất

15/10/2021 16:46

Dấu hiệu lan bị bệnh gục thân thối ngọn ở hoa lan, điều trị bệnh gục thân thối ngọn ở hoa lan

Hướng dẫn cách khắc phục lan bị gục thân chuẩn nhất

Trong thời tiết đầu mùa hè, thời điểm này cây lan bắt đầu chu kỳ phát triển mạnh nhất, bắt đầu ra những chồi non, lá non, nụ hoa. Nhưng chính vì vậy đây cũng là khoảng thời gian nấm bệnh, vi khuẩn phát triển mạnh, gây bệnh gục thân thối ngọn ở hoa lan. Bệnh xuất hiện nhiều trên các giống lan đa thân như địa lan, dendro, vũ nữ, cattleya,…

Nguyên nhân gây bệnh gục thân thối ngọn ở hoa lan

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh gục thân thối gọn ở hoa lan, nhưng nguyên nhân chủ yếu gây bệnh chính là lan bị nấm hại, vi khuẩn, virus khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng phát triển sinh sôi nảy nở liên tục, xâm nhập hại cây lan và tấn công cây hoa lan. Bên cạnh đó, có thể do một vài nguyên nhân khác dưới đây gây ra bệnh ở hoa lan

+ Những cây lan bị nắng chiếu quá lâu, nắng gắt

+ Người trồng lan bón cho lan lượng đạm quá cao, khiến cho làm mỏng biểu bì từ đó vi khuẩn dễ xâm nhập và gây bệnh gục thân thối ngọn ở hoa lan

+ Thời tiết nắng mưa thất thường  khiến lan không kịp thích ứng, sốc nhiệt

+ Khi nước sương hoặc nước tưới cho lan đọng vào thân, ngọn của lan khi gặp nắng to khiến cho thân, ngọn lan bị ảnh hưởng

+ Giá thể trồng lan sau một thời gian chưa được thay thế mới, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm bệnh phát triển, gây hại cho hoa lan.

+ Một số người trồng treo lan quá thấp khiến cho không khí bên trong rất nóng, không khí kém lưu thông

+ Khi trồng lan ở trên tầng thượng không có hệ thống lưới che cho hoa lan

Dấu hiệu lan bị bệnh gục thân thối ngọn ở hoa lan

+ Khi lan bị nhiễm bệnh phần thân, gốc của hoa lan bắt đầu chuyển từ màu xanh thông thường sang màu vàng nâu

+ Nếu không được khắc phục thân lan bắt đầu ủng, rỉ nước, thân mềm yếu, gục hẳn xuống

+ Phần ngọn của hoa lan bị thối

+ Cây lan héo lá, ủ rũ, lấ cây vàng, xuất hiện vệt lốm đốm, loang lổ sâu thâm dần và có biểu hiện thối.

thân hoặc gốc chuyển sang màu vàng nâu, ủng, rỉ nước, thân mềm yếu

Cách điều trị bệnh gục thân thối ngọn ở hoa lan

Bệnh gục thân thối ngọn ở hoa lan phát triển rất nhanh, có thể gây thiệt hại cho cả vườn lan nếu không được khắc phục sớm. Do đó, cần kiểm tra, xem xét lại toàn bộ các giá thể trồng lan, các chậu trồng lan.Nếu phát hiện những cây lan bị bệnh cần cách ly để điều trị bệnh riêng, tránh bệnh lây lan sang cả vườn.

Khoảng cách chậu trồng lan với mái che

Tiến hành điều chỉnh vị trí treo của chậu lan. Nếu giàn lan được treo bị trí quá thấp dưới 3m sẽ khiến không khí xung quanh rất nóng, bí bách, không khí kém lưu thông từ đó các loại nấm bệnh sinh sôi, phát triển khiến lan bị gục ngọn teo thân, đốm lá. Do đó, hãy treo lan ở vị trí thông thoáng, nhưng không gió quá mạnh, không treo sát lan với mái tôN, mái che.

Nếu diện tích lan trồng hẹp thì giàn treo lan càng phải cao nhưng treo lan phải cách lưới càng xa thì lan càng được mát mẻ, treo sát lưới thì khả năng lan bị hấp chín, vàng lá, héo rũ. Một số người trồng lan ở sân thượng thì từ giỏ lan tưới lưới che cách ít nhất 1,2m và tốt nhất là 1,5m, nếu ở khu vực nắng nóng, nhiệt độ cao.

Trong những ngày nắng nóng, nhiệt độ tăng cao nên làm thêm 2 lớp lươi che, mỗi lớp lưới cách nhau 10-30cm để giữa 2 lớp 1 khoảng không để cách nhiệt, nhiệt độ trong giàn trồng lan đảm bảo giảm xuống mức rất dễ chịu

Độ ẩm

Thời điểm này nếu độ ẩm trong vườn quá cao và không thông thoáng tạo điều kiện cho nấm,vi khuẩn sinh sôi do đó cần đảm bảo lan đủ ẩm, nhưng không ướt.

Độ thoáng

Khi bắt đầu mùa mưa hay những ngày mưa nhiều, độ ẩm trong không khí cao nên treo lan cách xa nhau, đảm bảo độ thoáng, nên treo cách nhau ít nhất 25cm, tốt nhất là 50cm. Điều này vừa đảm bảo độ thông thoáng, hạn chế tình trạng va đạp vỡ chậu khi có gió to, hạn chế các chậu lan lây bệnh cho nhau

Kiểm tra giá thể trồng lan, nếu giá thể mục, giữ nước hãy tiến hành thay thế giá thể trồng lan mới vừa cung cấp dinh dưỡng, tốt cho sự phát triển của hoa lan, giá thể không bị tình trạng giữ nước, thông thoáng.

Tiến hành phun thuốc phòng bệnh định kỳ cho hoa lan vào thời điểm này. Có thể sử dụng một số loại thuốc phòng bệnh cho hoa lan như: Ridomil Gold; Starner; Physan

+ Những cơn mưa đầu mùa hay cơn mưa cuối mùa, mưa bất chợt sau khi mưa tạnh hãy dùng bình xịt tưới lại cho chậu lan, có thể sử dụng mái che cho lan mùa mưa.

Khi lan bị bệnh gục thân thối ngọn hãy giẩm lượng đạm bón cho lan, sử dụng phân tan chậm Nhật (14.13.13; 13.11.11 + ME).

Tiến hành cách lý, xử lý những chậu lan bị nhiễm bệnh, tránh lây lan ra khỏi vườn trồng bằng cách dùng dao, kéo đã được khử trùng cắt phần thân bị bệnh khoảng 3cm. Sau khi cắt bôi keo liền sẹo vào vết cắt để hạn chế vi khuẩn, nấm bệnh xâm nhập thông qua vết cắt. Sau khi để khô hãy tiến hành phun thuốc trừ nấm bệnh để xử lí bệnh Ridomil Gold và Antracol. Thời gian này ngưng tưới nước cho lan 2-3 ngày.

Phòng ngừa:

+ Những ngày nắng nóng, đầu mùa hè không nên tạo môi trường quá ẩm ướt dễ khiến lan sinh bệnh

+ Cần tạo độ thông thoáng cho vườn lan

+ Tiến hành phun thuốc phòng bệnh định kỳ cho lan

+ Kiểm tra giá thể trồng lan, thay thế giá thể mới cho hoa lan

+ Khi trồng lan ở trên sân thượng nên có hệ thống lưới che cho hoa lan

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Bật mí kinh nghiệm giúp hoa lan rừng đậm màu hơn, lâu tàn hơn

Những giá thể trồng lan cực tốt, cách xử lý giá thể trước khi trồng lan

Bệnh thối đen trên hoa lan: dấu hiệu, cách điều trị

Trồng lan có nên sử dụng giá thể trộn sẵn?

Kỹ thuật trồng và chăm sóc lan bạch hạc phát triển tốt, nở hoa cực đẹp

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác

Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài

Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa

Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt

Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà

Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa

Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh

Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà

Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy

Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất