Học thiền để làm chủ được căng thẳng

20/10/2015 13:49

Muốn giảm hữu hiệu với sự đè nén và căng thẳng gây ra bởi cuộc sống con người học thiền để làm chủ được căng thẳng.

 

Thế giới ngày nay đầy những đè nén và căng thẳng về tâm trí. Con người luôn luôn tất bật mà cũng chẳng có đủ thời giờ để hoàn tất mọi việc mà họ đã hoạch định. Tốc độ vòn xoay công việc và mức hoạt động cao của thế giới hiện đại đang khiến chúng ta mệt mỏi, stress.

 

Muốn giảm hữu hiệu với sự đè nén và căng thẳng gây ra bởi cuộc sống trong môi trường ngày càng gay gắt này, con người cần phải đạt được sự hiểu biết sâu xa về bản chất các vấn đề, kiểm soát được trí óc của mình. Trí óc là trung khu của mọi suy nghĩ và cảm giác của chúng ta, và nó cũng là một bộ phận của con người bị tác động nhiều nhất bởi những điều kiện của môi trường sống. Muốn giảm thiểu nhưng tác dụng phụ có hại của môi trường gây ra, chúng ta phải biết điều chỉnh cách thức chúng ta liên hệ với môi trường.

 

 

Khát vọng cái vô hạn

 

Tất cả các tôn giáo trên thế giới dường như tập trung vào ba điều:

 

- Khám phá chân lý

 

- Nhận thức được Đấng Tối Cao

 

- Đạt đến cuộc sống vĩnh cửu hoặc cõi vĩnh phúc.

 

Tất cả đều nói đến một hình thức hiện hữu cao hơn và họ đã gọi điều đó bằng những cái tên khác nhau, chẳng hạn như thượng giới, thiên đường, cứu rỗi, cõi phúc, Satori, niết bàn, giải thoát v.v. Tôn giáo bắt nguồn từ khát vọng của con người là muốn vượt lên trên cuộc sống vật chất và tâm trí để bước vào thế giới mà chúng ta gọi là cõi tâm linh. Nỗi khát vọng tinh thần này dường như là một cá tính căn bản của con người. Như một nhà “duy linh” đã nói, “Con người luôn có một niềm khát vọng về cái vô hạn”

 

Điều kiện tâm lý đặc biệt chính là tình trạng thư giãn hoặc nhập tĩnh khi mà não trở nên nhạy cảm khác thường trong việc tiếp nhận và hoạt hóa những thông tin liên quan, đến những ý niệm hoặc hình ảnh được gợi ra.

 

Nói cách khác, khi ở vào tình trạng thư giãn ta có thể dùng lời nói hoặc những hình ảnh tưởng tượng thích hợp để cải thiện những tình trạng tâm lý hoặc vật lý của cơ thể, những điều mà trong điều kiện bình thường ta không thể thực hiện được. Hiệu ứng này thường được vận dụng trong các phương pháp dưỡng sinh, khí công, thôi miên, tự ám thị và cả trong nhiều nghi thức tôn giáo.

 

Ví dụ, bình thường ta không thể ra lệnh hoặc tự nhủ để nhịp tim chậm lại hoặc huyết áp giảm xuống. Tuy nhiên, trong điều kiện thư giãn hoặc lúc thiu thiu ngủ nếu ta "thấy" hoặc "nghĩ" rằng tim đang đập chậm lại hoặc huyết áp đang hạ xuống thì tần số tim sẽ giảm và huyết áp sẽ hạ.

 

Có nhiều bài tập thiền khác nhau: Bạn cảm nhận các âm thanh xung quanh, lắng nghe chúng hoặc bạn thử cảm nhận một bộ phận nào đó trong cơ thể v.v. Chú ý là cảm nhận chúng chứ không nhìn chúng. Bạn sẽ thấy chúng nóng lên, chúng tê tê hoặc rung rung, tuỳ từng người mà cảm giác này sẽ khác nhau. Khi bạn cảm được điều đó chứng tỏ bạn đã có thể tĩnh tâm và bắt đầu điều khiển được khối óc của bạn. Không cho chúng nghĩ lung tung, bạn đã bắt đầu làm chủ được chúng. Đến với các kỹ thuật thiền bạn dần làm chủ được bản thân, sẽ giảm được stress - một điều mà hầu hết chúng ta đều gặp phải trong cuộc sống bộn bề công việc như ngày nay.

Suckhoecuocsong.com.vn

 

 

Các tin khác

Hệ vi sinh đường ruột và các bệnh đường hô hấp có mối liên hệ như nào?

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột khắc phục các vấn đề về da

Hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến da như nào?

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột phòng ngừa đột quỵ

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng mức độ nghiêm trọng của đột quỵ

Vì sao hệ vi sinh đường ruột có liên quan đến đột quỵ?

Các yếu tố gây ảnh hưởng hệ vi sinh vật đường ruột ở người cao tuổi

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở người cao tuổi

Tại sao hệ vi sinh vật đường ruột thay đổi theo tuổi tác?

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp kiểm soát huyết áp