Hoa hồng bị ve nhện tấn công phải làm như thế nào?

14/09/2021 17:15

Dấu hiệu nhận biết cây hoa hồng bị ve nhện tấn công, cách trị ve nhện cho cây hoa hồng

Hoa hồng bị ve nhện tấn công phải làm như thế nào?

Ve nhện hay còn biết đến với tên tiếng anh là Sipder Mite, chúng là loài gây hại phổ biến ở các vùng khí hậu nhiệt đới, khí hậu khô, nóng. Chúng sinh trưởng và phát triển nhanh, gây hại liên tục cho cây trồng, các loài cây cảnh đặc biệt là cây hoa hồng.

Thường một con ve nhện có tuổi thọ lên đến 4 tuần, loài nhện này có thể sinh sản hàng ngày, mỗi ngày một con ve nhện cái có thể đẻ tới 20 quả trứng, trứng của chúng sẽ nở chỉ trong 3 ngày. Những con ve nhện con có thể sinh sản sau 5 ngày. Do đó, nếu hoa hồng bị nhiễm loài ve nhện thì chỉ sau vài tuần cây hoa hồng sẽ bị tấn công bởi hàng ngàn con ve nhện

Nhờ sở hữu tốc độ sinh sản đáng kinh ngạc này khiến quần thể ve nhện nhanh chóng xây dựng khả năng kháng thuốc trừ sâu, khiến cho các phương pháp kiểm soát hóa học có thể trở lên kém hiệu quả do đó các biện pháp phòng trừ khác

Ve nhện thường bám ở mặt dưới của lá hoa hồng, chúng sẽ chọc thủng các tế bào thực vật, hút hơi ẩm từ nhựa cây hoa hồng. Khi lá cây hoa hồng bị mất quá nhiều dịch nhựa chúng sẽ bị khô héo dần, rụng đi. Nếu như có quá nhiều lá cây rụng trong thời gian ngắn cây có thể bị chết vì mất nước, suy kiệt dinh dưỡng.

Dấu hiệu nhận biết cây hoa hồng bị ve nhện tấn công

Khi cây hoa hồng bị ve nhện tấn công chỉ cần chú ý quan sát cây là có thể nhận thấy sự hiện diện của loài gây hại này:

+ Lá của cây hoa hồng bị mất đi màu xanh bình thường

+ Lá dần dần chuyển từ màu xanh sang màu vàng đồng, hoặc hơi tía ở mặt trên của lá.

+ Do ve nhện sở hữu kích thước rất nhỏ do đó khó có thể phát hiện chúng bằng mắt thường, khi sử dụng kính lúp hoặc thị lực sẽ thấy sự xuất hiện của chúng bám bên dưới lá hoa hồng hút nhựa cây. Những chấm li ti như hạt muối ở mặt sau của lá chính là những con ve nhện, bắt gặp những sợi tơ khi số lượng chúng đã tăng lên nhiều

Hướng dẫn cách trị ve nhện cho cây hoa hồng

Do sở hữu tốc độ sinh sản đáng kinh ngạc này khiến quần thể ve nhện nhanh chóng xây dựng khả năng kháng thuốc trừ sâu, khiến cho các phương pháp kiểm soát hóa học có thể trở lên kém hiệu quả do đó chúng ta có thể sử dụng vòi phun xịt nước áp lực cao hoặc dầu neem và nước xà phòng pha loãng để xử lý ve nhện

Vòi phun xịt nước áp lực cao

Khi phát hiện ve nhện tấn công lá hoa hồng, hút các chất dinh dưỡng của lá cây, chúng ta sử dụng vòi phun xịt nước áp lực cao hướng từ gốc lên trên để phun mặt dưới của lá hoa hồng

Cách này không chỉ giúp loại bỏ ve nhện mà còn có tác dụng đuổi nhện đỏ, cũng như rệp và một số loại côn trùng khác.

Nhưng phương pháp này chỉ phù hợp với những cây hoa hồng được trồng ngoài trời, hoa hồng được trồng trong chậu. Đối với những vườn hồng có diện tích rộng lớn, số lượng cây hoa hồng nhiều cần có phương pháp xử lý khác.

Sử dụng dầu neem và nước xà phòng pha loãng

Để xử lý ve nhện ở hoa hồng chúng ta có thể sử dụng 10 ml dầu neem trộn đều với 10 ml nước rửa chén và khuấy đều (để nhũ hóa dầu) và pha trong 1 lít nước. Cho hỗn hợp vừa chuẩn bị vào bình xịt và lắc đều rồi phun (sử dụng hết trong vòng 6-8 giờ)

Tiến hành phun 2-3 lần mỗi tuần lúc sáng sớm hoặc chiều mát để tránh cháy lá

Sau khi phát hiện ve nhện đã giảm, chúng ta cần giảm liều lượng xuống 5ml dầu neem/ 5ml nước rữa chén/ 1 lít nước

Cây hoa hồng bị nhẹ thì pha dầu neem theo tỉ lệ 5ml dầu neem/ 5ml nước rữa chén/ 1 lít nước và phun như trên.

Sử dụng thuốc trừ sâu

Đối với những vườn hồng rộng lớn việc sử dụng vòi xịt nước áp lực cao không hiệu quả, tốn kém do đó lựa chọn ưu tiên chính là sử dụng thuốc trừ sâu để diệt trừ ve nhện bám trên lá cây hoa hồng

Tại các cửa hàng cây trồng có bán những loại thuốc trừ sâu đặc trị ve nhện, khi chọn thuốc trừ sâu hãy đọc nhãn cho các sản phẩm được chấp thuận cho cây trồng hoặc giống cây trồng cụ thể

Một số loại thuốc khuyên dùng để trị ve nhện cho hoa hồng bao gồm:

+ Abamectin (Reasgant 1.8EC)

+ Hexythiazox (Nissorun 5EC)

+ Azadirachtin (Agiaza 4.5 EC)

+ Dầu hạt bông 40% + dầu đinh hương 20% + dầu tỏi 10% (GC – Mite 70DD)

+ Milbemectin (Benknock 1EC), Rotenone (Limater 7.5EC), Emamectin benzoate (Map Winner 5WG)

+ Propargite (Atamite 73EC)

Cách phòng ngừa ve nhện tấn công cây hoa hồng

+ Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh cắt tỉa cây hoa hồng, loại bỏ những lá khô, cành gia, để tăng độ thông thoáng cho cây

+ Tiến hành phun phòng định kỳ bằng dầu neem nguyên chất vào chiều mát mỗi 1-2 lần/ tuần theo tỉ lệ: 1ml dầu neem/1ml nước rữa chén, khuấy đều và pha trong 1 lít nước.

+ Những cây hoa hồng sau khi mua tại vườn ươm về không nên đặt ngay chúng cùng với những cây hoa hồng hiện có trong vườn mà nên đặt cây cách xa những cây khác trong vườn trong 2-3 tuần đầu để quan sát, theo dõi.

+ Nếu phát hiện sự xuất hiện của ve nhện hãy tiến hành rửa lá bằng vòi áp lực cao và phun dầu neem theo công thức trên để sạch các mầm bệnh

+ Lựa chọn đất trồng giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, đất đã được xử lý làm sạch.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Bệnh héo Verticillium khiến hoa nụ hoa hồng không nở: nguyên nhân, phòng trừ

Nguyên nhân, cách điều trị bệnh phấn trắng trên hoa hồng

Cây hoa hồng bị vàng lá nguyên nhân nào, cách khắc phục hiệu quả

Cây cảnh bị thối rễ nguyên nhân do dâu, xử lý cây bị thối rễ, phòng ngừa

+Làm thế nào để ngăn ngừa hiện tượng thối rễ ở cây trồng thủy sinh

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

2 loại nước trong nhà bếp giúp cây hoa nhài nhanh lớn, nở nhiều hoa

Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác

Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài

Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa

Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt

Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà

Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa

Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh

Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà

Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy