Giảm lượng estrogen dư thừa để tránh nguy cơ ung thư vú và tử cung

25/04/2016 09:27

Những cách giảm estrogen dư thừa tránh nguy cơ ung thư vú

Nếu như testosterone được coi là loại hormone “thương hiệu” cho những người đàn ông đích thực thì estrogen chính là bí quyết mang đến vẻ nữ tính của phụ nữ. Estrogen là hormone nội tiết tố được sinh ra trong buồng trứng của phụ nữ (và một lượng nhỏ trong cơ thể nam giới). Đây là loại hormone rất cần thiết cho phái đẹp, thúc đẩy quy trình phát triển và khả năng sinh sản, đồng thời có tác động mạnh mẽ đến tâm trạng của phụ nữ.

Mức độ estrogen thường biến đổi theo độ tuổi và chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người, tuy nhiên mức độ quá cao hoặc quá thấp đều có thể dẫn đến nhiều vấn đề bất thường trong cơ thể.

Mức độ estrogen được xếp ở mức cao khi vượt quá 200 pg/ml. Thông thường, estrogen sẽ tăng nhiều trong thời kì dậy thì và giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, những người bị béo phì, huyết áp cao hoặc tiểu đường sẽ sản sinh nhiều estrogen hơn  bình thường. Dư thừa estrogen có thể dẫn đến nguy cơ mắc phải ung thư vú và ung thư tử cung ở phụ nữ.

Những người bị béo phì, huyết áp cao hoặc tiểu đường sẽ sản sinh nhiều estrogen hơn  bình thường.

Ngoài những yếu tố ở trên, các nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng dư thừa estrogen ở phụ nữ bao gồm: tác dụng phụ của thuốc, stress, bệnh về tim, uống nhiều đồ có cồn, các chất độc hại cho môi trường, ăn nhiều thực phẩm có Phyto-Estrogens.

Thông thường, những người bị dư thừa estrogen trong cơ thể thường có những dấu hiệu: thay đổi tâm trạng liên tục, hay lo lắng, suy sụp, mất ngủ, cơ thể sưng phù, tăng cân, rụng tóc, hay mệt mỏi, kinh nguyệt không đều, giảm ham muốn sex, ngực chảy mềm.

Nếu bạn cảm thấy nghi ngờ hoặc đang đối mặt với tình trạng dư thừa estrogen, đừng quá lo lắng vì những triệu chứng khó chịu trên có thể được cải thiện nhanh chóng khi lượng hormone giảm xuống. Sau đây là một số biện pháp đơn giản nhất để hạ thấp estrogen trong cơ thể:

1. Tập thể dục

Những bài tập vận động trung bình cho đến cường độ cao sẽ cắt giảm khoảng 7% lượng estrogen dư thừa trong cơ thể. Những hoạt động đốt cháy mỡ, giảm cân nhờ tập thể dục còn giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư, một tác dụng khác đến từ việc giảm thiểu estrogen dư thừa.

2. Ăn nhiều thực phẩm hữu cơ

Thực phẩm vô cơ với nhiều thành phần hóa học và thuốc trừ sâu có thể hoạt động như hormone estrogen trong cơ thể. Vì vậy bạn nên tìm đến những thực phẩm hữu cơ để đảm bảo cơ thể không hấp thu những hóa chất và thành phần không tự nhiên khác.

Thực phẩm hữu cơ sẽ giúp bạn tránh xa các chất hóa học và thành phần khác có thể biến đổi thành estrogen trong cơ thể.

3. Tránh uống nhiều rượu bia và đồ có cồn

Trong cơ thể, gan là bộ phận phụ trách chuyển hóa estrogen. Quy trình này sẽ bị ảnh hưởng nếu gan bị “làm phiền” bởi lượng cồn không cần thiết nạp vào người, dẫn đến tình trạng tồn ứ estrogen trong cơ thể. Bên cạnh đó, nếu bạn dùng hơn 1 thức uống có cồn trong ngày, bạn sẽ đối mặt với nguy cơ mắc ung thư vú khá cao.

4. Hạt lanh đã khử chất béo

Hạt lanh đã khử chất béo có tác dụng kháng estrogen rất tốt, giúp cơ thể giảm việc sản sinh các dạng estrogen hoạt tính. Những hạt bé xíu này sẽ giúp phụ nữ ngăn ngừa nhiều bệnh ung thư do estrogen gây ra như ung thư vú, buồng trứng, dạ con. Bạn chỉ cần trộn 1 thìa hạt lanh khử chất béo với bột yến mạch hoặc ngũ cốc hay ăn cùng với sữa chua.

5. Dùng tinh dầu hương thảo

Sử dụng tinh dầu hương thảo có thể giúp bạn kiểm soát lượng estrogen bằng cách kích thích máu chảy trong não, tăng cường hệ thống tiêu hóa và khuyến khích chức năng tuyến giáp. Đây cũng là một chất chống oxy hóa tự nhiên có thể cải thiện trí nhớ, xoa dịu cơn đau vùng cơ và thậm chí kích thích tóc mọc nhanh hơn. Nghiên cứu khoa học đã cho thấy cây hương thảo có tác dụng kiểm soát lượng estrogen một cách tự nhiên và an toàn cho cơ thể.

Suckhoecuocsong.com.vn (Theo yhocvn)

Các tin khác

Vì sao hệ vi sinh đường ruột gây ra béo phì

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột do hút thuốc lá

Rối loạn hệ vi sinh đường ruột do hút thuốc lá

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch

Hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch ra sao

Tiếp xúc hóa chất gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột như thế nào?

Các loại thực phẩm không tốt cho lợi khuẩn, hệ vi sinh đường ruột

Những thực phẩm tốt nhất cho hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh

Bí quyết tăng cường lợi khuẩn cho hệ vi sinh vật đường ruột

Những loại đồ uống không tốt cho hệ vi sinh vật đường ruột