Gan lợn - Những điều cấm kỵ khi sơ chế

19/10/2014 22:55

Tuy nhiên, gan cũng là nơi tập trung các chất cặn bã gây hại sức khỏe. Các ký sinh trùng như sán lá cũng thường trú ngụ ở bộ phận này.

Gan lợn là thực phẩm giàu vitamin A và chất sắt. Trong 100g gan lợn có 25mg sắt do đó, đây là món ăn có tác dụng chữa trị và phòng chống thiếu máu rất tốt.

Tuy nhiên, gan cũng là nơi tập trung các chất cặn bã gây hại sức khỏe. Các ký sinh trùng như sán lá cũng thường trú ngụ ở bộ phận này. Ngoài ra, ở những con lợn bị viêm gan hoặc ung thư, gan sẽ chứa nhiều virus và độc tố gây bệnh.

Vì vậy, khi ăn gan lợn cần phải chú ý một số điều cấm kỵ để tránh gây rắc rối cho sức khỏe của bạn.

Trước hết, tuyệt đối không được ăn quá nhiều gan lợn. Hàm lượng cholesterol trong gan lợn rất cao. Nếu ăn quá nhiều trong một lần, lượng cholesterol nạp vào cơ thể nhiều quá sẽ gây ra các bệnh như xơ vữa động mạch và làm bệnh tim nặng hơn, do đó những người mắc bệnh huyết áp cao hoặc bệnh tim mạch vành nên hạn chế ăn gan lợn.

Thứ hai, cấm ăn gan lợn cùng với vitamin C. Bởi vì hàm lượng nguyên tố đồng trong gan lợn khá cao, nó có thể kết hợp với vitamin C, khiến vitamin C mất đi chức năng ban đầu. Ví dụ, bạn không nên xào gan lợn với giá đỗ. Vì trong giá đỗ có rất nhiều vitamin C, khi xào chung hai loại thực phẩm này với nhau, vitamin C trong giá đỗ sẽ bị oxy hóa hết và giá đỗ lúc này gần như không còn chất dinh dưỡng.


Tuyệt đối không được ăn quá nhiều gan lợn bởi hàm lượng cholesterol trong gan lợn rất cao.

Thứ ba, không ăn gan lợn chưa qua chế biến. Do gan lợn là cơ quan chủ yếu giải độc cho cơ thể lợn, cho nên bên trong chúng còn sót lại rất nhiều chất độc. Hơn nữa thức ăn hàng ngày của lợn tuy cũng qua chế biến, nhưng thỉnh thoảng vẫn còn lưu lại nhiều chất độc, cho nên khi ăn gan lợn tốt nhất phải xử lý chúng thật kĩ. Bạn có thể ngâm gan lợn trong nước muối khoảng 10 phút rồi mới chế biến, thậm chí có thể phải ngâm trong nước muối trên nửa tiếng đồng hồ, như vậy mới có thể để phân hủy được phần nào các chất độc.

Bạn cần rửa thật sạch loại thực phẩm này, bóp sạch máu đọng, nấu chín hẳn mới được ăn. Gan lợn nấu quá nhanh sẽ không thể giết chết các loại vi khuẩn và trứng ký sinh trùng trong gan, do đó, cần chế biến gan chín kĩ trước khi ăn.

Bạn có thể kết hợp gan lợn với cà rốt. Cà rốt chứa nhiều caroten, trong đó hàm lượng của betacaroten nhiều nhất, vào cơ thể betacaroten được gan và ruột non phân giải thành vitamin A. Ngoài ra caroten có tác dụng quan trọng trong phòng ngừa ung thư đặc biệt là ung thư phổi, dạ dày, da, miệng... giúp tăng cường miễn dịch, phòng ngừa bệnh tim mạch và đục thủy tinh thể. Do đó bạn kết hợp gan và cà rốt là 2 loại thực phẩm rất tốt và cần thiết cho cơ thể.

Trong các bữa cơm hàng ngày, ăn gan lợn rất tốt cho sức khỏe, bởi vì nó thuộc một trong những thực phẩm bổ máu, hơn nữa trong gan còn chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng… có thể giúp cơ thể điều tiết chức năng hệ thống máu và giảm tình trạng thiếu máu, thậm chí có thể phòng ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt hoặc còi xương… Nhưng để tốt cho sức khỏe, bạn không nên bỏ qua nhưng lưu ý của chúng tôi.

Skcs.vn (Theo Trithuctre)

Các tin khác

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng mức độ nghiêm trọng của đột quỵ

Vì sao hệ vi sinh đường ruột có liên quan đến đột quỵ?

Các yếu tố gây ảnh hưởng hệ vi sinh vật đường ruột ở người cao tuổi

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở người cao tuổi

Tại sao hệ vi sinh vật đường ruột thay đổi theo tuổi tác?

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp kiểm soát huyết áp

Vì sao mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây tăng huyết áp

Mối liên hệ giữa bệnh tăng huyết áp và hệ vi sinh đường ruột như thế nào?

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột ngừa rối loạn tiêu hóa