Điều gì xảy ra nếu không vệ sinh lưỡi thường xuyên, cách vệ sinh lưỡi
Vệ sinh lưỡi có thật sự cần thiết hay không?
Khi vệ sinh răng miệng mỗi ngày chúng ta thường chỉ đánh răng 2 lần vào sáng và tối và xỉa răng sau khi ăn nhưng theo các bác sĩ nha khoa điều này chưa đủ để răng miệng của bạn khỏe mạnh. Bởi trong quá trình vệ sinh răng miệng hàng ngày chúng ta quên mất một bước vô cùng quan trọng chính là vệ sinh lưỡi. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không vệ sinh lưỡi thường xuyên? Cách vệ sinh lưỡi đúng chuẩn.
Vệ sinh lưỡi có thật sự cần thiết hay không?
Thông thường, chúng ta đánh răng 2 lần mỗi ngày để làm sạch răng miệng, làm sạch mảng bám, thức ăn thừa và để giữ hơi thở thơm mát, hạn chế tình trạng sâu răng,…Đây là một phương pháp làm sạch răng miệng nhưng trong quá trình làm sạch răng miệng chỉ có súc miệng không thôi thì chiếc lưỡi của bạn không được làm sạch. Trên bề mặt của lưỡi vẫn sẽ tồn tại một lớp màng sinh học với cặn đồ ăn, thức uống gọi là các mảng bám và sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng. Vi khuẩn bám trên bề mặt lưỡi và lâu dần các vi khuẩn này sẽ tích lũy nhiều ở các khu vực của lưỡi giữa vị giác và cấu trúc lưỡi khiến chúng ta gặp phải tình trạng hôi miệng, bệnh nha chu, mất vị giác, nhiễm nấm men, gây hại cho răng,…
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không vệ sinh lưỡi thường xuyên?
Việc vệ sinh lưỡi trong quá trình vệ sinh răng miệng hàng ngày rất quan trọng nếu không được vệ sinh lưỡi thường xuyên khiến răng miệng của bạn có thể bị một trong những điều sau:
Bệnh nướu răng
Lưỡi không được vệ sinh thường xuyên cũng là tác nhân gây bệnh nướu răng. Lưỡi không được làm sạch thường xuyên khiến vi khuẩn từ lưỡi cũng có thể ảnh hưởng đến lợi khiến nướu đỏ, sưng lên và chảy máu khiến bạn gặp khó khăn trong khi ăn uống thức ăn, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
Hơi thở có mùi khó chịu
Hơi thở có mùi khó chịu khiến nhiều người cảm thấy tự ti, nhất là khi giao tiếp với người khác. Hơi thở có mùi khó chịu ngay cả khi bạn đánh răng hàng ngày thì rất có thể bạn chưa làm sạch lưỡi đúng cách và thường xuyên. Việc làm sạch lưỡi giúp bạn tránh được sự phát triển của vi khuẩn gây mùi từ đó hơi thở của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt.
Rụng răng
Rụng răng một trong những tác hại của việc lười cạo lưỡi. Khi nướu răng của bạn bị nhiễm khuẩn, răng của bạn có thể sẽ bị rụng.
Lưỡi đổi màu
Lưỡi của bạn có thể sẽ bị chuyển sang màu tối, sần sùi, điều này là do các mảng thức ăn còn sót lại trong miệng. Đây là giai đoạn cuối của việc không vệ sinh lưỡi. Nếu bạn bỏ bê việc cạo lưỡi trong thời gian dài thì lưỡi chuyển thành màu đen hôi hám. Điều này khiến bạn thực sự mất điểm với người đối diện.
Thay đổi màu sắc
Việc không thường xuyên vệ sinh lưỡi lâu ngày khiến lưỡi của bạn sẽ bị bao phủ phủ bởi một màu trắng, xám… Nhiễm nấm có thể xảy ra dưới dạng một lớp phủ trắng trên lưỡi.
Vị giác kém
Không vệ sinh lưỡi thường xuyên khiến bạn khó cảm nhận được hương vị của món ăn. Nguyên nhân bởi các tế bào chết, vi khuẩn hoặc nấm bao phủ trên lưỡi làm vị giác kém đi. Bạn có thể sẽ bị mất cảm giác thèm ăn, không thể nếm được mùi vị thực sự của món ăn.
Nhiễm trùng nấm men gây lở loét miệng
Khi lượng vi khuẩn trong miệng quá lớn, nấm cũng phát triển, gây lở loét miệng, hình thành nên những vệt trắng ở lưỡi khiến bạn gặp khó khăn khi ăn uống, cảm thấy bị đau khi nhai thức ăn.
Lợi ích khi bạn vệ sinh lưỡi thường xuyên
+ Vệ sinh lưỡi thường xuyên bằng bàn chải đánh răng hoặc dụng cụ vệ sinh lưỡi giúp giảm lượng vi khuẩn bám trên bề mặt lưỡi.
+ Vệ sinh lưỡi thường xuyên bằng bàn chải đánh răng hoặc dụng cụ vệ sinh lưỡi giúp bạn giảm được cảm giác hôi miệng, giảm chất volatile sulfur compounds (VSC) có thể gây hôi miệng.
+ Vệ sinh lưỡi thường xuyên bằng bàn chải đánh răng hoặc dụng cụ vệ sinh lưỡi giúp giảm mảng bám
+ Việc vệ sinh lưỡi có thể giúp bạn thay đổi vị giác, cảm nhận hương vị các món ăn tốt hơn, đặc biệt là vị những món có đường sucrose và axit citric.
+ Vệ sinh lưỡi thường xuyên bằng bàn chải đánh răng hoặc dụng cụ vệ sinh lưỡi mang đến cho bạn cảm giác tươi mới và sảng khoái hơn.
Hướng dẫn các bước vệ sinh lưỡi đúng chuẩn
Dụng cụ làm sạch lưỡi: Bạn có thể sử dụng bàn chải lưỡi hoặc dụng cụ vệ sinh lưỡi. Những dụng cụ này bạn nên chọn dụng cụ được làm từ chất liệu nhựa, silicon, thép không gỉ.
Vệ sinh lưỡi bằng dụng cụ vệ sinh lưỡi
Bước 1: Đưa lưỡi ra ngoài nhiều nhất có thể, điều này giúp bạn tránh cảm giác buồn nôn khi đang vệ sinh lưỡi.
Bước 2: Đặt dụng cụ vệ sinh lưỡi ở phía cuống lưỡi.
Bước 3: Nhấn nạo lưỡi và di chuyển dụng cụ từ cuống lưỡi về phía đầu lưỡi.
Bước 4: Rửa dụng cụ nạo lưỡi dưới nước ấm đồng thời súc miệng để loại bỏ hết phần nước bọt thừa trong quá trình vệ sinh lưỡi.
Bước 5: Hãy lặp lại từ bước 2 đến bước 5 vài lần. Bạn có thể điều chỉnh nơi đặt nạo lưỡi và lực nhấn nạo lưỡi sao cho phù hợp. Làm sạch dụng cụ cạo lưỡi sau mỗi lần vệ sinh lưỡi.
Vệ sinh lưỡi bằng bàn chải đánh răng
Bước 1: Đưa lưỡi ra ngoài nhiều nhất có thể.
Bước 2: Đặt bàn chải đánh răng ở cuống lưỡi.
Bước 3: Chải nhẹ dọc theo lưỡi.
Bước 4: Súc miệng để loại bỏ hết nước bọt thừa đồng thời rửa bàn chải với nước ấm.
Răng miệng sẽ luôn khỏe mạnh nếu bạn thường xuyên vệ sinh lưỡi đúng cách. Hãy chọn cho mình cách làm sạch lưỡi phù hợp nhất để bảo vệ sức khỏe răng miệng và giữ cho hơi thở luôn thơm mát tự tin giao tiếp nhé.
Suckhoecuocsong.vn/TH