Dị ứng xi măng cần xử trí như nào?

05/08/2024 08:24

Cần làm gì khi bị dị ứng xi măng

Dị ứng xi măng rất dễ gây nhầm lẫn với viêm da cơ địa nên nếu không biết cách nhận biết, xử trí đúng cách có thể khiến tình trạng da bị dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Dị ứng xi măng là gì?

Dị ứng xi măng là tình trạng viêm da do thường xuyên tiếp xúc với chất gây dị ứng là xi măng. Tình trạng dị ứng di măng thường xảy ra nhiều nhất ở bàn tay, lòng bàn tay, bàn chân, lòng bàn chân hoặc các ngón tay, ngón chân. Tùy thuộc vào mức độ tiếp xúc với xi măng, các phản ứng dị ứng của cơ thể có thể xuất hiện theo từng mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Dấu hiệu nhận biết dị ứng xi măng

Khi da tiếp xúc với xi măng da sẽ xuất hiện nhiều dấu hiệu tương tự với viêm da cơ địa bao gồm:

+ Da nổi ban đỏ

+ Bị ngứa dữ dội

+ Da khô, nứt nẻ, bong tróc da tay thành từng mảng

+ Da lòng bàn chân, lòng bàn tay, các ngón tay có thể bị phồng rộp và chảy dịch vàng

+ Vùng da dị ứng sưng viêm, bỏng rát

+ Bị đau khi chạm vào

Nguyên nhân gây dị ứng xi măng

Xi măng là vật liệu được sử dụng trong ngành xây dựng, dùng để tạo ra vữa, bê tông. Để tạo ra vữa, xi măng thường được trộn với các vật liệu xây dựng khác, sinh ra chất gây ăn mòn da khi tiếp xúc, gây ra tình trạng da kích ứng.

Nguyên nhân gây dị ứng do hợp chất Hexavalent chromium, có tính ăn mòn mạnh và nhanh chóng phá hủy kết cấu bề mặt của da. Sau khi da bị ăn mòn, Hexavalent chromium sẽ dễ dàng đi qua các lớp khác nhau của da và thâm nhập vào tế bào da, gây ra tình trạng kích ứng và viêm da.

Những người làm công việc thường xuyên tiếp xúc với các vật liệu có chứa hợp chất Hexavalent chromium có nguy cơ cao bị dị ứng da.

Cách xử lý khi bị dị ứng xi măng

 Khi da tay, da chân tiếp xúc với xi măng xuất hiện các dấu hiệu: da nổi mẩn đỏ, ngứa da, da bị khô, nứt nẻ, da bong tróc, thậm chí bị phồng rộp,… hãy ngưng hoặc tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng. Tuy nhiên, đối với những người do tính chất công việc phải làm trong lĩnh vực xây dựng, buôn bán vật liệu xây dựng việc tiếp xúc thường xuyên với xi măng là khó tránh khỏi. Do vậy khi bị dị ứng cần xử lý theo cách dưới đây.

Dùng kem bôi

Khi bị dị ứng xi măng để giảm sưng ngứa chúng ta có thể sử dụng các loại kem bôi không kê đơn chứa ít nhất 1% hydrocortisone, hoặc có thể dùng thuốc mỡ chống viêm bôi lên vùng da dị ứng 1-2 lần/ngày, sử dụng trong 2-4 tuần.

Uống thuốc trị ngứa

Nếu sau khi tiếp xúc với xi măng bị dị ứng, xuất hiện các cơn ngứa dữ dội có thể uống các loại thuốc có chứa thành phần chống viêm (corticosteroid hay antihistamine) như Benadryl

Ngoài ra, chúng ta có thể giảm khó chịu trên da bằng cách làm ẩm khăn bằng vải mềm và đắp lên vùng da bị dị ứng trong khoảng 15-30 phút để làm dịu da. Lặp lại vài lần trong ngày giúp tình trạng dị ứng được cải thiện. Tuyệt đối không nên dùng tay gãi trên da, tránh để vùng da bị tổn thương tiếp xúc trực tiếp với môi trường.

Trường hợp nghiêm trọng

Nếu tình trạng dị ứng xi măng, xi măng ăn chân tay… trở nên nghiêm trọng, cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa da liễu để được điều trị đúng cách.

Phòng tránh bị dị ứng xi măng

+ Khi tiếp xúc với xi măng hãy dùng bao tay nilon/ủng cao su để giúp hạn chế các ảnh hưởng do dị ứng xi măng

+ Nên thường xuyên rửa tay và vệ sinh các vùng da tiếp xúc với xi măng bằng nước ấm và xà phòng.

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Kỹ năng xử lý khi trẻ bị kẹp chân vào xe đạp chuẩn xác

Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

Bí quyết giúp uống rượu bia không say