Dị ứng phấn bướm và cách điều trị

06/04/2018 15:36

Vậy nếu không may bị “dính” phấn bướm phải xử lý như thế nào?

Bướm là loài côn trùng đẹp, nhiều màu sắc tuy nhiên phấn trên cánh bướm vô cùng độc hại. Nhiều trường hợp bị dị ứng phấn bướm không biết cách xử lí  có thể dẫn tới viêm nhiễm gây loét ngoài da và ngứa vô cùng khó chịu. Vậy nếu không may bị “dính” phấn bướm phải xử lý như thế nào?

Phấn bướm chứa chất gì?

Bướm là các loài côn trùng nhỏ, có 6 chân, biết bay, hoạt động vào ban ngày thuộc bộ Cánh vẩy (Lepidoptera), có nhiều loại, ít màu cũng có mà sặc sỡ nhiều màu sắc cũng có.

Bướm thường sống gần các bụi cây nhiều hoa để hút phấn hoa, mật hoa, góp phần trong việc giúp hoa thụ phấn. Bướm ngày nhiều khi gọi tắt là bướm, mặc dù bướm có thể chỉ đến bướm đêm (ngài).

Phấn của bướm có thể gây phản ứng dị ứng trên da, độc tố giống histamin có ở lông con bướm khi tiếp xúc trực tiếp với da hoặc phát tán trong không khí, đặc biệt ở những phòng kín, có thể kích thích gây viêm da tiếp xúc.

Vị trí da tiếp xúc với phấn bướm có thể bị ngứa nhiều, nổi sẩn mụn nước, hồng ban phù nề, nóng rát khiến bệnh nhân lầm tưởng mình bị “giời leo” (Zona). Trường hợp nặng có thể xuất hiện mụn nước, suy hô hấp.

Cách xử lý khi bị dị ứng phấn bướm

Khi bị dính phấn bướm và xuất hiện các triệu chứng dị ứng cần thay ngay toàn bộ quần áo và tắm rửa sạch sẽ. Lưu ý tắm nước lạnh, không tắm nước nóng bởi phần da bị dị ứng sẽ càng nặng hơn.

Trường hợp phấn bướm vô tình bay vào mũi hay mắt nên dùng dung dịch Natri clorid 0,9% rửa sạch để loại bỏ phần nào tác nhân gây bệnh.

Ngoài ra có thể áp dụng các phương pháp dân gian đặc trị nổi mề đay mẩn ngứa do phấn bướm như: lá ngải cứu, nha đam, lá khế, gừng (có thể dùng một nắm nhỏ lá ngải cứu để rang chung với muối trong 10 phút sau đó đổ hỗn hợp ra một miếng vải mỏng, để nguội rồi chườm lên vùng da bị mề đay mẩn ngứa. Đối với nha đam chỉ cần tách cây để lấy phần gel trắng bôi trực tiếp lên phần bị ngứa…Thực hiện khoảng 2-3 ngày liên tục sẽ giúp triệu chứng bệnh dần thuyên giảm.

Trường hợp phải sử dụng thuốc kháng histamin như: loradin, prednisolon, rantidin, loratadin, citirizine HCL….để hỗ trợ giảm ngứa, giảm đau giúp loại bỏ nguy cơ bị dị ứng ngoài da cần tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn để sử dụng thuốc phù hợp nhất.

Đối với những người có thể lên cơn hen phế quản cấp tính khi tiếp xúc qua da hay qua đường hô hấp với bụi phấn, lông bướm… các chuyên gia khuyến cáo không nên đến những nơi đông người, bụi cây rậm rạp, không thông thoáng…để tránh các nguy cơ bị dị ứng phấn bướm trắng.

Sưu tầm

Các tin khác

Nhận biết ngộ độc thực phẩm trong ngày Tết và cách xử lý

Ngộ độc thịt cóc: nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử trí chuẩn nhất

Ngộ độc trà sữa dấu hiệu nhận biết, cách xử lý chuẩn

Kỹ năng sơ cứu người bị ngạt khói trong hỏa hoạn

Ngộ độc sắn, say sắn: triệu chứng, cách xử lý chuẩn nhất

Kỹ năng xử lý khi mắc kẹt trong thang máy bị mất điện đột ngột

Dạy con trai thành tài bằng 9 bài học ngay từ nhỏ

Người đọc sách thường có khi chất thế nào

13 lời nhắn nhủ giúp bạn "thức tỉnh" trước khi quá muộn

10 câu nói khiến bạn nỗ lực không ngừng