Dạy con trai thành tài bằng 9 bài học ngay từ nhỏ
Dạy con trai thành tài với 9 bài học ngay từ nhỏ
Dạy con trai thành tài bằng 9 bài học ngay từ nhỏ
Không phải ai sinh ra cũng trở thành thiên tài xuất chúng, phía sau mỗi đứa trẻ xuất chúng thường có một người mẹ tuyệt vời và thông thái. Sau đây là câu chuyện về cách dạy con của một người mẹ tuyệt vời như thế.
Bài học 1.
Năm 3 tuổi, cậu con trai được mẹ dắt đi siêu thị. Con trai muốn mua kem, mẹ đồng ý và nói với con rằng: Chỉ được chọn một loại kem con trai yêu thích rồi tự ra cổng tính tiền trước. Một lúc sau, con trai chạy đến, cậu bé cầm trên tay hai que kem rồi nói với đầy vẻ bẽn lẽn: “Mẹ ơi, con thích cả 2 loại, con mua cả 2 nha!”
Người mẹ nghiêm nghị nói: “Những người không biết lựa chọn thì cuối cùng không có cả 2 loại”. Sau đó người mẹ đặt kem trở lại tủ. Từ đó trở đi, cậu con trai đã học cách đưa ra lựa chọn cho mình.
Bài học 2.
Năm 5 tuổi, cậu con trai được mẹ dắt đi mua trái cây. Cậu cảm thấy buồn chán nên đã lén khoét mấy trái đào trước mặt, về đến nhà mới khoe “thú vui” này với mẹ. Người mẹ nghe vậy không nói gì, bà dắt con trai quay lại cửa hàng hoa quả. Người mẹ kiểm tra kĩ một lượt, quả thật có rất nhiều quả đào có dấu vết móng tay của con mình. Sau khi giải thích lý do với ông chủ, mẹ đã mua hết số đào đó về nhà.
Cậu con trai cảm thấy rất khó hiểu, người mẹ bèn giải thích: “Nếu mình phá đào của chủ quán, người khác không muốn mua nữa thì mình phải có trách nhiệm với chủ quán, mình phải là người mua số đào đó chứ đúng không?”
Quả nhiên, suốt một tuần, một ngày 3 bữa cả nhà đều phải ăn đào, khiến con trai chán tận cổ. Từ đầu đến cuối, người mẹ không hề mắng con trai mình một câu, nhưng cậu con trai sau này vẫn mãi luôn khắc cốt ghi tâm bài học này, và đã hiểu được như thế nào là trung thực và can đảm nhận lỗi.
Bài học 3.
Năm 6 tuổi, cậu con trai bắt đầu mê bóng đá nên cậu muốn có một quả bóng đá của riêng mình để chơi ở nhà. Vì điều kiện gia đình chỉ ở mức trung bình, mà một quả bóng có giá 150.000, cha mẹ đành từ chối yêu cầu của con.
Một ngày nọ, khi đi làm về, người mẹ thấy con trai bà đang chơi một quả bóng mới trong nhà. Khi được hỏi quả bóng từ đâu mà có, thằng bé ngập ngừng và nói rằng đó là quà của một người bạn hàng xóm.
Sau nhiều lần gặm hỏi, cuối cùng cậu con trai cũng thừa nhận mình đã lấy trộm tiền của gia đình để mua quả bóng, cậu thì thầm: “Chỉ có 150.000 thôi, mẹ thật là keo kiệt.”
Người mẹ nghe xong sửng sốt một lúc, không nói được lời nào, sáng hôm sau mẹ đưa cậu con trai đến công trường của cha để phụ giúp việc. Sau ba ngày lao động, thằng bé khóc lóc mấy lần, nhưng cuối cùng cậu cũng kiếm lại được 150.000 đã lấy của gia đình.
Khi về đến nhà, mẹ nhìn cậu con trai đang mệt mỏi và nói: “Con à, khi lớn lên con sẽ biết ái
được hai điều: Thứ nhất, những thứ chúng ta đặc biệt thích và muốn thường rất đắt. Thứ hai, kiếm tiền không dễ dàng, nhưng dù là lúc nào thì cũng phải dựa vào năng lực của bản thân mà làm ra, đồng tiền đó phải là đồng tiền trong sạch, sau này mới có thể tiêu được.”
Cậu bé nghe xong cúi đầu nhận lỗi, từ đó cậu mới hiểu được mình phải vất vả mới có thể đạt được thứ mình thích.
Bài học 4.
Năm 7 tuổi, cậu con trai bắt đầu vào lớp một. Trong học tập, cậu luôn chậm hơn những người khác và thường bị giáo viên phê bình trong lớp. Cậu con trai về nhà buồn bã hỏi mẹ: “Mẹ ơi, mẹ nói xem con có ngốc thật không?”
Mẹ lắc đầu trả lời: “Con trai, con có biết không? Cuộc sống cũng như nấu nước sôi vậy. Nếu nồi nhỏ thì nước sẽ sôi nhanh hơn, nồi lớn thì tự nhiên nước sẽ sôi chậm hơn. Vì vậy, đi chậm hơn người khác trong một lúc không có ý nghĩa gì cả.” Con trai lau đi nước mắt, gật đầu một cách nghiêm túc. Sau đó, cậu không còn nghi ngờ bản thân nữa, cậu trở nên chăm chỉ học tập và từng chút một bắt kịp thành tích các bạn trong lớp.
Bài học 5.
Năm 10 tuổi, con trai bị nghi ngờ gian lận vì thì thầm nói nhỏ với bạn trong kỳ thi. Cậu con trai quyết không chịu thừa nhận nên đã khiến cô giáo rất tức giận, rốt cuộc cô giáo phải mời phụ huynh cậu bé lên làm việc.
Người mẹ nhiều lần gặm hỏi, nhưng cậu bé luôn trả lời: “Mẹ, con thật sự không có.”
Người mẹ gật đầu, nói với cô giáo: “Thưa cô, tôi tin con trai tôi. Thằng bé nói rằng nó không gian lận thì chắc chắn không gian lận. Về vấn đề nói chuyện trong giờ thi, tôi sẽ nghiêm khắc dạy bảo lại nó.”
Trên đường về, cậu con trai nắm chặt tay mẹ: “Mẹ ơi, cảm ơn mẹ đã tin tưởng con. Sau này con sẽ chú ý hơn và sẽ không bao giờ làm mẹ thất vọng”.
Sau này, cậu con trai luôn rất cẩn thận và tự giác trong học tập lẫn trong cuộc sống. Đối với sự tin tưởng vô điều kiện của mẹ, đứa con nào lại nỡ làm mẹ thất vọng cơ chứ?
Bài học 6.
Năm 12 tuổi, điểm số của cậu con trai ngày một tốt hơn, sự hiếu thắng của cậu bé cũng ngày một mạnh mẽ. Một đêm trước kỳ thi giữa kỳ, cậu con trai cứ bồn chồn đi loanh quanh trong phòng khách.
Con trai hỏi: “Mẹ ơi, nếu lần này con thi không tốt, mẹ sẽ nói gì?”
Mẹ: “Để mẹ nghĩ xem, thế này nhé, nếu con không lọt vào top 10, mẹ vẫn mời con ăn món con thích, con thấy sao?”
“Hả, tại sao?” “Để chúc mừng con đã mở khóa thành công một trải nghiệm mới trong cuộc sống!”
Con trai nghe xong không biết nên vui hay buồn, nhưng tâm lý của cậu đã thoải mái hơn rất nhiều. Trong phòng thi, cậu làm bài rất suôn sẻ và kết quả thi rất tốt.
Cũng chính từ lúc này, cậu con trai bắt đầu hiểu rằng thất bại một lần thì không có gì sai, thất bại chẳng qua là một kinh nghiệm sống mà thôi.
Hơn nữa, dù thành công hay thất bại, cậu biết có một người luôn yêu thương cậu, luôn sẵn sàng ở bên cạnh cậu.
Bài học 7.
Năm 13 tuổi, cậu con trai học trung học cơ sở và trở về nhà trong kỳ nghỉ hè. Cậu ngạc nhiên khi thấy mẹ không còn dọn phòng, giặt quần áo giúp cậu nữa. Có lần con trai đi chơi về muộn, thấy nhà không có đồ ăn nên gọi mẹ nấu. Mẹ hỏi ngược lại: “Mẹ phải đi làm cả ngày nên cũng mệᴛ lắm. Tại sao mẹ phải nấu cơm cho con, chứ không phải con nấu cho mẹ?” Cậu con trai không biết phải trả lời thế nào, đành phải tự học nấu ăn.
Trong suốt kỳ nghỉ, con trai đã học và nấu được hơn chục món ăn, cậu ngày càng trở nên chăm chỉ và tự lập hơn. Trong quá trình này, cậu cũng nhận ra rằng mẹ vì gia đình này đã phải hy sinh biết bao tâm huyết, qua đó cậu thật sự hiểu thế nào là cảm thông và biết ơn mẹ của mình.
Bài học 8.
Năm 16 tuổi, cậu con trai vào cấp 3 và thầm thích một bạn gái cùng lớp. Cô chủ nhiệm gọi điện thông báo, người mẹ vẫn thản nhiên trả lời điện thoại. Trong nửa năm sau đó, bà không hề đề cập vấn đề này với con trai mình.
Cậu con trai vô cùng bồn chồn, cuối cùng không nhịn được, hỏi mẹ: “Mẹ ơi, sao mẹ không giống những phụ huynh khác, không mắng con?”
Mẹ cười nhẹ: “Mẹ biết rõ nhất, con trai mẹ là người sống có trách nhiệm. Mẹ tin rằng con sẽ không để chuyện hẹn hò ảnh hưởng việc học.”
Con trai nghe xong, rất cảm động.
Nhờ lời nói của mẹ, cậu không những không bỏ bê việc học, mà còn học được sự trách nhiệm và gánh vác của một người đàn ông.
Bài học 9.
Năm 18 tuổi, cậu con trai thi vào đại học. Phong độ của cậu ấy vẫn ổn định như ngày nào, và cậu ấy cũng giành được vị trí thứ ba trong bảng thành tích các môn khoa học của trường.
Buổi tối, cả nhà cùng nhau nghiên cứu việc điền nguyện vọng vào đại học. Trong nhà mỗi người mỗi ý kiến, ai cũng có lý lẽ riêng của mình, không ai chịu nhường ai. Cuối cùng, mẹ nói: “Gia đình chúng ta luôn theo chủ nghĩa dân chủ. Mẹ nghe theo con trai mẹ, cứ chọn nguyện vọng theo ý nguyện của con trai vậy.”
Con trai nhìn mẹ, nước mắt bất chợt chảy dài trên khóe mắt. Ngày con có giấy báo nhập học, bà con lối xóm biết được đều đến chúc mừng.
Trước mặᴛ mọi người, cậu con trai cung kính cúi đầu trước mẹ: “Mẹ! Cảm ơn mẹ. Nếu không có sự chỉ dẫn của mẹ trong suốt ngần ấy năm, thì chắc chắn sẽ không có con của ngày hôm nay.”
Suckhoecuocsong.vn st.