Đáp án cho nguyên nhân: Lúc nào cũng đói bụng thèm ăn

31/05/2018 11:36

Những nguyên nhân chính gây ra tình trạng liên tục đói bụng, thèm ăn.

Theo quy luật tự nhiên, con người có nhu cầu ăn sau một đêm dài, sau khi lao động, học tập…Vì vậy sau 1 bữa phụ, 2 bữa chính trong ngày nếu thấy cơ thể liên tục đói, bất kể giờ giấc nào chúng ta cần xem lại bản thân mình.

Theo boldsky đói là nhu cầu và dấu hiệu tự nhiên của cơ thể để các chức năng cơ thể hoạt động thích hợp. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng liên tục đói bụng, thèm ăn.

Ăn quá nhanh

Trong cuộc sống mưu sinh một phần do áp lực, phần khác do quá mải mê với công việc nên các bước ăn thường vội vàng, ăn nhanh cho xong bữa.

Điều này dẫn đến việc cơ thể chúng ta không cảm thấy no khi ăn dẫn đến tình trạng đói thường xuyên.

Các chuyên gia khuyến cáo khi ăn cần nhai thức ăn từ từ để giải phóng hoóc môn chống đói và kiểm soát sự thèm ăn.

Thiếu protein

Trong cơ thể con người protein là một trong những chất dinh dưỡng thiết yếu. Protein giúp giảm đói, vì vậy nhu cầu ăn sẽ ít đi khi cơ thể đã đủ protein. Protein làm tăng sản xuất các hoóc môn tạo tín hiệu no và làm giảm hoóc môn kích thích cơn đói.

Các chuyên gia lý giải do protein có khả năng kiểm soát các hoóc môn đói, nên sự thiếu hụt protein có thể gây ra cơn đói thường xuyên.

Thiếu ngủ

Ngủ đủ giấc là điều kiện tiên quyết để cơ thể hoạt động đúng chuẩn. Ngoài ra giấc ngủ còn có khả năng kiểm soát sự thèm ăn của chúng ta khi nó điều chỉnh hoóc môn ghrelin - hoóc môn thèm ăn.

Các chuyên gia phân tích khi thiếu ngủ, mức hoóc môn này giảm và gây ra cơn đói thường xuyên.

Thiếu chất béo

Với mong muốn có ngoại hình đẹp, nhiều người hạn chế thụ đồ ăn không có chất béo. Tuy nhiên sự hiện diện của chất béo lại có tác dụng xoa dịu dạ dày của chúng ta. Chất béo làm giảm thời gian vận chuyển đường tiêu hóa, cho phép dạ dày mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa thức ăn.

Ngoài ra, chất béo cũng hỗ trợ trong việc phóng thích hoóc môn no. Do đó, việc thiếu chất béo có thể khiến bạn đói thường xuyên.

Mất nước

Trong cơ thể, hai phần ba là nước. Nước rất quan trọng cho các hoạt động tích cực của cơ thể. Vì vậy uống đủ lượng nước trong ngày sẽ làm giảm nguy cơ mắc một số vấn đề về sức khỏe và giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Đặc biệt uống nước cũng khiến bạn có cảm giác no, ít đói hơn nhất là uống  nước ngay trước bữa ăn, bạn sẽ ăn ít thức ăn hơn.

Thiếu chất xơ

Nếu cảm thấy đói thường xuyên, nguyên nhân có thể do sự thiếu hụt chất xơ trong chế độ ăn uống.

Trên thực tế, thực phẩm giàu chất xơ giúp kiểm soát cơn đói vì nó làm chậm quá trình tiêu hóa. Chất xơ cũng phóng thích hoóc môn giảm sự thèm ăn và làm tăng sản xuất a xít béo chuỗi ngắn khiến cho dạ dày no.

Ăn quá nhiều carb tinh chế

Carb rất cần thiết cho cơ thể của chúng ta giống như protein, vitamin… Tuy nhiên tiêu thụ tinh chế carb mà không có vitamin, chất xơ, và khoáng chất có thể gây ra cơn đói thường xuyên.

Lời khuyên: Hạn chế ăn các loại carb tinh chế như bột mì trắng, mì ống, bánh mì, kẹo, đường chế biến, nước uống có ga vì chúng có thể khiến chủ nhân cảm thấy đói hơn.

Theo Thanhnien.vn

Các tin khác

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột khắc phục các vấn đề về da

Hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến da như nào?

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột phòng ngừa đột quỵ

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng mức độ nghiêm trọng của đột quỵ

Vì sao hệ vi sinh đường ruột có liên quan đến đột quỵ?

Các yếu tố gây ảnh hưởng hệ vi sinh vật đường ruột ở người cao tuổi

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở người cao tuổi

Tại sao hệ vi sinh vật đường ruột thay đổi theo tuổi tác?

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp kiểm soát huyết áp

Vì sao mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây tăng huyết áp