Công dụng trị bệnh của đỗ đen

24/11/2014 00:11

Cùng chuyên mục Thuốc hay của Skcs.vn tìm hiểu một số bài thuốc trị bệnh bằng đỗ đen theo kinh nghiệm của Đông y trong bài viết dưới đây.

 

Thực tế, đỗ đen là loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, cung cấp nhiều chất xơ, folate và magie giúp làm giảm axít không có lợi cho tim mạch, đồng thời có ích cho hệ tiêu hóa, ổn định lượng đường trong máu, tăng cường sắt và bổ sung protein dồi dào cho cơ thể. Dưới đây là một số bài thuốc trị bệnh bằng đỗ đen theo kinh nghiệm của Đông y, có tác dụng điều hòa và cân bằng lại trạng thái sức khỏe và tinh thần.

 

 

Một số công thức trị bệnh tương ứng bằng đỗ đen:

 

-  Đau lưng: Đỗ đen 100g giã vụn, cho vào ít giấm xào nóng lên rồi để ấm, đắp vào vùng lưng đau (có thể để qua đêm). Hoặc 50g đỗ đen hầm nhừ với đuôi heo hoặc đuôi bò rồi ăn cả nước lẫn cái.

 

-  Suy yếu, chóng mặt, hoa mắt do mất máu cho phụ nữ sau khi sinh: Đỗ đen 50g và gà ác 1 con hầm thật nhừ, ăn cả nước lẫn cái. Mỗi tuần ăn 2 lần có thể giúp lại sức.

 

-  Mờ mắt ở người cao tuổi, nhìn không rõ, hay bị hoa mắt, chóng mặt: Đỗ đen 100g, mè đen 100g sao khô, tán bột, trộn đều. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê (8g). Uống lâu ngày sẽ giúp mắt dễ chịu hoặc đỡ mờ hơn.

 

-  Sốt về chiều, đau đầu, mặt bừng nóng, mắt đỏ, dễ tức giận: Đỗ đen 50g, lá dâu tằm ăn 20g. Đổ vào 1 lít nước, nấu cho sôi kỹ, lọc lấy nước uống dần trong ngày.

 

-  Di tinh, liệt dương, tay chân mỏi yếu, râu tóc bạc sớm: 50g đỗ đen nấu nước rồi lấy nước đậu chưng cách thủy với 300g hà thủ ô đỏ trong 2-3 giờ, vớt ra để ráo và phơi khô để dành dùng lâu, dùng dạng nước sắc mỗi ngày 15-20g hoặc đem tán bột, mỗi lần uống 5g.

 

-  Phù thũng do thận hư yếu: Đỗ đen 100g, rễ cỏ tranh 15g nấu với 1 lít nước, uống dần trong ngày. Có thể uống lâu dài cho đến khi khỏi bệnh.

 

-  Viêm gan mạn: Ngoài những thuốc đặc trị, nên dùng 100g đỗ đen nấu lấy nước uống thường xuyên, có tác dụng giải độc tố trong gan ra ngoài.

 

 

-  Ra mồ hôi nhiều do thể trạng suy nhược: Đỗ đen 30g, phù tiểu mạch 30g, đại táo 15g, sắc uống trong ngày. Hoặc đậu đen 60g, hoàng kỳ 30g, sắc uống.

 

-  Viêm da lở loét do nhiệt độc hoặc ngộ độc thuốc và thực phẩm: Đỗ đen 30g, cam thảo sống 9g, sắc uống.

 

-  Tiểu ra máu: Đỗ đen 30g, đậu xanh 30g, rễ cỏ tranh 30g, sắc uống.

 

-  Rối loạn tiền đình (hay bị chóng mặt): Đỗ đen 30g, ngải cứu 45g, trứng gà 1 quả. Luộc 3 vị cho tới khi trứng chín rồi ăn trứng và uống nước sắc.

 

-  Giải rượu: Uống nước sắc đỗ đen càng nhiều càng tốt.

 

-  Giải khát, làm hết khô miệng ban đêm: Đỗ đen 80g, lê 1 quả, đường phèn 30g, sắc lấy nước uống hằng ngày.

 

-  Chữa phong thấp, gân co gối nhức, trong bụng nóng, đại tiện bón: Đỗ đen ngâm nước, ủ cho mộng dài từ 2-3cm rồi phơi khô, dùng 1 thăng rồi cho nửa lạng giấm vào trộn đều, sao vàng tán nhỏ. Mỗi lần uống 1 muỗng nhỏ với rượu trước khi ăn, ngày uống 2-3 lần.

 

-  Chữa dị ứng, lở ngứa, mụn nhọt: Đỗ đen sao nhỏ lửa đến khi ruột bên trong có màu vàng đậm, lấy 50-100g nấu uống trong ngày.

 

Không chỉ ngon miệng, dễ chế biến, đỗ đen còn là vị thuốc được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc Đông y, có tác dụng điều hòa và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh do cơ địa và tuổi tác. Tích cực sử dụng đỗ đen hàng ngày như món ăn phụ cũng giúp tăng cường sức khỏe vì nó rất dồi dào chất dinh dưỡng như sắt, mangan và protein…

 

(Theo SKĐS)

Các tin khác

Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ

Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ

Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt

Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt

Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột

Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch

Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch

Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột

Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột