Có nên uống nước ngải cứu hàng ngày?
Uống nước ngải cứu hàng ngày có được không?
Uống nước ngải cứu mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe, hỗ trợ phòng ngừa bệnh nhưng có nên uống nước ngải cứu thường xuyên, nên uống như thế nào để ngải cứu phát huy hiệu quả cho sức khỏe.
Ngải cứu từ lâu được biết đến là một loại dược liệu tốt cho sức khỏe, vừa được sử dụng làm thuốc, nguyên liệu trong một số món ăn có lợi cho sức khỏe. Ngải cứu có thể sử dụng tươi hoặc phơi khô làm trà ngải cứu uống.
Ngải cứu trong Đông y có vị đắng, tính ấm, vào kinh tỳ, can, thận, tác dụng ôn bào cung, cầm máu, an thai, khứ hàn, giảm đau. Nếu phơi khô, vò nát thành ngải nhung, được dùng trong “cứu pháp” của châm cứu. Bên cạnh đó, khi sử dụng trà ngải cứu đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
+ Nhờ khả năng bổ trợ thần kinh nên khi sử dụng trà ngải cứu đúng cách sẽ giúp hỗ trợ điều trị chứng lo âu, trầm cảm, căng thẳng mạn tính, hỗ trợ tốt cho hệ thống thần kinh, hệ thống trao đổi chất của cơ thể, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống,…
+ Sử dụng ngải cứu để uống còn có thể giảm chứng khó tiêu, giảm đầy hơi, đau bụng, chống lại các tình trạng khó chịu khác như táo bón, tiêu chảy.
+ Các vitamin B có trong ngải cứu khô còn giúp tăng cường đáng kể quá trình trao đổi chất và tăng cường đốt cháy chất béo thụ động, đem lại kết quả quan cho những người đang muốn giảm cân, kiểm soát cân nặng.
+ Lá ngải cứu được gọi là thảo dược cho sức khỏe phụ nữ, phù hợp sử dụng cho những phụ nữ khí huyết ngưng trệ, đang gặp vấn đề kinh nguyệt không đều, tay chân lạnh. Ngoài ra, trà ngải cứu hay sử dụng lá ngải cứu khô còn giúp làm ấm tử cung, từ đó giúp cải thiện sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
Uống nước ngải cứu hàng ngày có được không?
Ngải cứu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nên khá nhiều người sử dụng trà ngải cứu hay ngải cứu khô để nấu nước uống hàng ngày. Nhưng việc uống nước ngải cứu hàng ngày có gây ra ảnh hưởng gì cho sức khỏe hay không?
Trong trà ngải cứu có chứa Thujone (hợp chất này có hai dạng là alpha thujone và beta-thujone, chúng khác nhau ở mức độ phân tử). Mặc dù những sự khác nhau này rất ít nhưng mang lại những ý nghĩa khác nhau. Alpha thujone có nhiều độc tính hơn và nó cũng là thành phần chính có trong ngải cứu.
Thujone có tác dụng kích thích não bộ thông qua ức chế gamma aminobutyric (GABA), đây là một chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng ức chế hệ thống thần kinh trung ương. Mặc dù phức hợp này có nhiều lợi ích khác nhau cho sức khỏe nhưng khi hấp thụ một lượng lớn thujone sẽ gây độc, gây ra các triệu chứng động kinh, thậm chí có thể tử vong.
Do vậy, trà ngải cứu hay ngải cứu khô từ lâu được trở thành thức uống có lợi cho sức khỏe nhưng nếu uống hằng ngày, lạm dụng quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Để tránh ảnh hưởng sức khỏe, chỉ nên sử dụng nước ngải cứu trong thời gian ngắn chỉ nên dùng 2 lần/tuần, người bình thường thì không nên nấu nước pha trà uống hàng ngày, khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế không được ý sử dụng nhằm tránh những tác dụng phụ gây ảnh hưởng sức khỏe.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Ngải cứu khô mang lại lợi ích gì cho sức khỏe?
Bật mí cách dùng ngải cứu trị gàu, giảm nhờn cực hiệu quả
Ngâm chân bằng lá ngải cứu mang lại lợi ích gì cho sức khỏe
Suckhoecuocsong.vn