Có nên tiêm filler môi? Vì sao

21/04/2022 11:24

Quy trình tiêm filler môi, môi dày có nên tiêm filler hay không

Có nên tiêm filler môi? Vì sao

Nhiều người đang có ý định tiêm filler để tạo hình đôi môi trở nên đẹp hơn, quyến rũ hơn sexy hơn nhưng không biết liệu môi dày có nên tiêm filler hay không?

Tiêm filler môi là một trong những phương pháp thẩm mỹ đưa hợp chất làm đầy sinh học ( acid hyaluronic)qua loại kim chuyên dụng vào môi. Sau đó điều chỉnh dáng môi sao cho phù hợp với yêu cầu của từng người cũng như mong muốn tạo hình dáng môi đang hot theo xu hướng.

Quy trình tiêm filler môi

Tiêm filler môi quá trình thực hiện chỉ diễn ra trong khoảng từ 15-20 phút, thực hiện khá nhanh chóng, không cần phải nghỉ dưỡng, tiết kiệm thời gian. Tại các bệnh viện thẩm mỹ quy trình tiêm filler môi được diễn ra như sau:

Bước 1: Bác sĩ sẽ thăm khám, phân tích tình trạng môi và tư vấn dáng môi phù hợp cho mỗi người khi tiêm Filler môi.

Bước 2: Vệ sinh và sát khuẩn vùng môi. Phương pháp gây tê phổ biến là thoa kem gây tê lên môi hoặc tiêm thuốc tê vào lợi. Sau vài phút môi sẽ mất cảm giác và sẵn sàng để được tiêm filler. Ngoài ra trong quá trình tiêm filler, thuốc tê sẽ được mix vào để giảm cảm giác khó chịu.

Bước 3: Khi tiêm filler các bác sĩ thẩm mỹ sẽ sử dụng kim tiêm cannula với kích cỡ đầu kim siêu nhỏ. Hướng tiêm, vị trí đưa mũi tiêm tùy thuộc vào mỗi bác sĩ có thể tiêm từ khóe môi đến giữa môi, tiêm từ nhân trung sang hai bên,

Bước 4: Sau mỗi mũi tiêm bác sĩ thẩm mỹ sẽ nắn nhẹ môi để đảm bảo filler được phân bố thật đều, ngăn tình trạng nổi cục

Bước 5: Mỗi một ca tiêm filler môi thường sẽ kéo dài trong khoảng 15 - 20 phút. Sau khi kết thúc, định hình dáng môi theo nhu cầu bác sĩ sẽ massage môi nhẹ nhàng và chườm đá trong khoảng 10 phút

Bước 6: Bác sĩ căn dặn cách chăm sóc và vệ sinh môi sau khi tiêm.

Khi được tiêm vào môi hợp chất này sẽ tương thích với môi, tạo thành khối môi giúp tăng kích thước cho môi. Trong quá trình tiêm filler các bác sĩ thẩm mỹ sẽ tạo dáng môi sao cho filler phân tán cân đối, đầy đặn cho đôi môi giúp đôi môi trở nên căng mọng, quyến rũ, khắc phục các nhược điểm của môi như môi mỏng, môi lệch, môi không đều, môi có nhiều nếp nhăn, tạo hình dáng môi theo nhu cầu

Thông qua quá thao tác tiêm các bác sĩ có thể tạo hình môi của bạn một cách tự nhiên như tiêm filler môi cười, tiêm môi cánh én hay môi trái tim, môi tều.

Đối với một số người sở hữu đôi môi dày, tùy theo tình trạng môi mà các bác sĩ có thực hiện tiêm filler hay không. Bởi tiêm filler môi chỉ thích hợp để tạo hình những người sở hữu dáng môi có kích thước mỏng, viền môi không rõ ràng, môi lệch, môi có nhiều nếp nhăn. Khi đó một lượng filler được tiêm vào môi điều chỉnh độ dày của môi và giúp cho môi có độ căng mọng, quyến rũ hơn trước.

Những người sở hữu dáng môi dày vừa phải không cần thực hiện tiêm filler môi bởi đây là dáng môi có độ hoàn hảo. Các bác sĩ có thể dựa theo mong muốn của khách hàng để có thể điều chỉnh một vài chi tiết, đường nét nhỏ giúp đôi môi trở nên hoàn hảo hơn, quyến rũ hơn.

Nếu như môi trên dày, môi dưới mỏng hoặc ngược lại bác sĩ có thể sử dụng filler cho phần môi mỏng hơn hoặc sử dụng cho môi trên mỏng hơn. Điều này có tác dụng giúp cho hai môi trên và môi dưới đạt được sự cân đối, đôi môi đẹp hơn, gương mặt được cải thiện

Tuy nhiên, có thể tiêm filler cho đôi môi dày với mục đích chính là tạo hình môi theo xu hướng như tạo hình môi trái tim, khóe cười hay môi cánh én

MH

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Hậu quả khôn lường khi tiêm filler mũi

Quy trình tiêm filler môi chuẩn, ưu và nhược điểm

Tiêm filler môi bị vón cục: nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết

Sự thật về tiêm filler nâng mũi, độn cằm

Tiêm filler những vấn đề nhất định bạn phải quan tâm

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

5 bí quyết chăm sóc da vào buổi sáng giúp da căng mịn, săn chắc da

Top 4 hoạt chất chống lão hóa da phụ nữ từ 40 tuổi nên dùng

Bật mí mẹo hay bảo vệ da trong mùa lạnh

Nên thoa lotion bằng tay hay bằng bông khi chăm sóc da

Bí quyết trị mụn trứng cá, dưỡng sáng da từ sữa chua

Bật mí cách cấp ẩm cho da từ mật ong cực hay

Mẹo hay giúp bảo vệ da trước và sau khi nặn mụn trứng cá

Có nên bóc da môi khi môi khô, bong tróc?

Bật mí công thức hay dưỡng da từ lá bạc hà

3 công thức nước chanh giúp da sáng hồng, giảm mỡ hiệu quả