Có nên tắm cho chó con, cách tắm cho chó con đúng chuẩn

15/06/2021 11:26

Có nên tắm cho chó con hay không, cách tắm cho chó con đúng chuẩn, các loại sữa tắm an toàn cho chó con

Có nên tắm cho chó con, cách tắm cho chó con đúng chuẩn

Chó con khi còn nhỏ thường hay chạy nhảy, vui chơi nên bộ lông của chúng hay bị bám bụi bẩn, bùn đất, nước bẩn,…Nếu tắm cho chó con không đúng cách có thể khiến chó con bị cảm lạnh, ốm yếu.

Có nên tắm cho chó con hay không?

Ngay từ khi mới sinh ra đời, cơ thể của chó con yếu ớt, đề kháng chưa phát triển, dễ mắc bệnh do đó chó mẹ thường dùng lưỡi của mình để liếm làm sạch bụi bẩn, chất dơ bám trên lông của chó con, giúp bộ lông của chúng được sạch sẽ. Khi chó con ở giai đoạn mới sinh chủ nuôi không cần chăm sóc chó con quá nhiều trừ khi chó mẹ đang gặp vấn đề về sức khỏe, chó con bị mất mẹ thì cần đòi hỏi sự quan tâm, chăm sóc từ chủ nuôi là điều hoàn toàn cần thiết.

Nhưng sau khoảng 8-12 tuần tuổi, cơ thể của chó con đã phát triển, hệ miễn dịch cũng phát triển, chó hoạt động chảy nhảy nhiều hơn nên chúng dễ bị bám bụi bẩn, đất cát, nước bẩn vào bộ lông của chúng. Việc tắm cho chó con là điều hết sức cần thiết để làm sạch bụi bẩn, loại bỏ vi khuẩn có hại, bộ lông được thơm tho, sạch sẽ.

Chó con được bao nhiêu tuần tuổi là có thể tắm được?

Theo các bác sĩ thú y cho biết, thời điểm tốt nhất chó con có thể tắm được chính là vào khoảng 8-12 tuần tuổi. Các chủ nuôi không tắm cho chó con quá sớm, nhất là khi chúng dưới 6 tuần tuổi. Nếu tắm quá sớm có thể khiến chó bị cảm lạnh, hệ miễn dịch suy yếu, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Những con chó yếu chỉ nên dùng khăn sạch để loại bỏ các vết bụi bẩn, bùn cát bám trên lông, nhằm tránh mùi hôi hay một số bệnh như bọ chét, ve chó,…

Thời gian tắm cho chó con thích hợp nhất

Trước khi tắm cho chó con chủ nuôi nên chú ý đến thời gian tắm cho chó con. Chó con khi được nuôi ở ngoài nhà, thả tại sân vườn nên tắm từ 3-4 lần/tháng. Những chó con được nuôi trong nhà nên được tắm trong khoảng thời gian từ 10-20 ngày/lần.

Các loại sữa tắm an toàn cho chó con

Trước khi lựa chọn sữa tắm cho chó con chủ nuôi cần tìm hiểu đặc điểm da, tính chất lông của từng loài chó. Da của chó cái có tính axit pH 5,5, da của chó đực có tính axit yếu (pH 6,5), da của chó con là trung tính pH 7,2. Những dòng chó cảnh nhỏ có tính kiềm pH 7,5.  Hay như, những dòng chó chó lông mềm thì nên sử dụng sữa tắm trung tính, những dòng chó có lông xù và khô, nên sử dụng các loại sữa tắm dùng cho da dầu.

Một số dòng sữa tắm an toàn cho chó con chủ nuôi có thể sử dụng như: sữa tắm cho chó con Joyce & Dolls, sữa tắm cho chó con Trixie, sữa tắm cho chó con Spirit,…

Hướng dẫn cách tắm cho chó con đúng chuẩn

Chuẩn bị:

Nước ấm, khăm tắm 2 chiếc, bàn chải có lông mượt, sữa tắm chuyên dụng dành cho chó con, máy sấy, lược chải lông, chậu tắm, gáo múc nước

Thực hiện:

Bước 1: Dùng bàn chải lông mềm chải sạch bụi bẩn, chất bơ bám trên lông của chó con

Bước 2: Dùng tay kiểm tra nhiệt độ nước tắm cho chó con, mức nhiệt độ thích hợp là hơi ấm để chó con không bị cảm lạnh. Mực nước tắm chỉ nên để ngang chừng nửa chiều cao của chó tránh nguy cơ chó bị đuối nước.

Bước 3: Thả chó con vào chậu nước tắm đã chuẩn bị, cho chó làm quen dần với nước tránh để chó bị sợ hãi.

Bước 4: Dùng gáo múc nước dội từ từ làm ướt lông chó từ cổ xuống tới đuôi. Khi dội nước nên dội nhẹ nhàng, tránh để nước tràn vào mắt và mũi chó con.

Bước 5: Sau khi lông của chó đã ướt, hãy đổ một lượng nhỏ sữa tắm chuyên dụng lên lòng bàn tay, bắt đầu xoa nhẹ nhàng khắm các vùng trên cơ thể chó, các vùng chân, cổ, bụng, lưng lên xoa kỹ vì các khu vực này tiếp xúc nhiều bụi bẩn. Khi xoa sữa tắm, không xoa lên mặt vì sữa tắm có thể ảnh hưởng đến mắt của chó con, từ 7-10 phút.

Bước 6: Dùng khăn ướt thấm một ít nước rồi lau mặt cho chó con cho sạch bụi bẩn. Dùng gáo nước dội nước sạch lên lông để làm sạch sữa tắm bám trên da.

Bước 7: Dùng khăn khô lau sạch nước bám trên lông của chó, sử dụng máy sấy để sấy khô lông, khi sấy cần giữ một khoảng cách nhất định, không nên để quá gần

Những điều cần lưu ý khi tắm cho chó con

+ Sau khi tắm không nên cho chó con ra ngoài chơi ngay, hãy để chúng khô hoàn toàn rồi mới để chúng ra ngoài.

+ Không nên tắm cho chó con quá nhiều lần, tắm nhiều có thể khiến da chó con dễ bị khô

+ Không sử dụng sữa tắm, dầu gội của người để tắm cho chó con

+ Chỉ nên tắm cho chó những lúc cần thiết, nên tắm cho chó vào những ngày nắng ấm, hạn chế tắm cho chó con vào những ngày mưa, thời tiết lạnh.

+ Chó con đang có biểu hiện bị ốm chuẩn bị ốm, đang trong thời gian bú mẹ, mới tách xa mẹ tuyệt đối không được tắm hoặc chó con vừa mới tiêm phòng vắc xin xong.

+  Nên sử dụng bông khô hoặc vải mềm làm sạch tai sau khi tắm tránh bệnh thối tai như viêm tai giữa

+ Không nên tắm cho chó con khi chúng vừa ăn no xong

+ Sau khi tắm xong chó có các biểu hiện như: sốt, run rẩy, mệt mỏi...cần đưa ngay đến bác sỹ thú y để kiểm tra sức khỏe.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Chó con bị tiêu chảy: nguyên nhân, cách xử lý hiệu quả

+ Nên tắm cho cún cưng bao lâu một lần?

Mùa hè có nên tắm cho mèo thường xuyên?

+ Hướng dẫn cách tắm, chải lông chó

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Bí quyết trấn tĩnh mèo trong kỳ động dục hiệu quả

Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý

Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh

Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết

Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?

Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột

Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột

Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào

Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn

Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác