Có nên chăm sóc da bằng nước muối sinh lý không?
Nước muối sinh lý có nên sử dụng hằng ngày không
Có nên chăm sóc da bằng nước muối sinh lý không?
Nước muối sinh lý được sử dụng nhiều trong việc vệ sinh răng miệng, làm sạch vết thương, sát khuẩn vùng hầu họng nhiều người sử dụng nước muối sinh lý để rửa mặt, ngăn ngừa mụn trứng cá. Liệu nước muối sinh lý để rửa mặt có ảnh hưởng gì đến làn da hay không, cách sửa mặt bằng nước muối như thế nào mới chuẩn nhất. Những điều cần biết cơ bản về nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý hay nước muối đẳng trương khá quen thuộc với nhiều người, được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, với thành phần chính là natri clorid (NaCl - muối ăn) có nồng độ 0,9% (9g NaCl trong 1 lít dung dịch nước tinh khiết). Nước muối sinh lý được bào chế thành 2 dạng với mục đích sử dụng khác nhau gồm dùng trong, dùng ngoài
+ Nước muối sinh lý dùng ngoài là dịch NaCl 0,9% được dùng làm thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ mũi, thuốc nhỏ tai, súc miệng, rửa vết thương, làm sạch, loại bỏ chất bẩn, vi khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm.
+ Nước muối sinh lý dùng trong là dung dịch NaCl 0,9% được dùng làm dịch truyền vào cơ thể để điều trị tình trạng mất nước do một số bệnh lý gây ra như đái tháo đường, viêm dạ dày
Bên cạnh công dụng trên, nước muối sinh lý được sử dụng để rửa mặt nhất là sau khi thực hiện lăn kim, phi kim để điều trị nám, tàn nhang, trẻ hóa da, rạn da,... bởi tính sát trùng và kháng khuẩn cao. Nước muối sinh ký còn được sử dụng để điều trị mụn trứng cá trên da, tẩy tế bào chết, vệ sinh, làm sạch lỗ chân lông bị tắc nghẽn, loại bỏ những chất không cần thiết, bã nhờn, vi khuẩn, bụi bám trên mặt da một cách hiệu quả. Đồng thời nhờ đặc tính giữ nước của muối giúp ngăn ngừa tình trạng thừa dầu trên bề mặt da, từ đó duy trì độ ẩm cho da, giúp da khỏe mạnh
Tuy nhiên, muối có tính ăn mòn, có thể làm tổn thương cho làn da của chúng ta khi sử dụng ở nồng độ cao, sử dụng trong thời gian dài, sử dụng liên tục. Nếu rửa mặt bằng nước muối sẽ có thể gây rát, khô da, làm trầm trọng thêm một số bệnh lý như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, gây sạm da, đen da
Do đó khi sử dụng nước muối sinh lý để rửa mặt phòng ngừa tình trạng sạm da cần sử dụng nuối muối sinh lý đúng cách bằng cách:
Dùng miếng bông tẩy trang thấm dung dịch muối lau nhẹ đều khắp khuôn mặt. Xịt nước muối lên mặt và nhẹ nhàng dùng bông tẩy trang thấm bớt phần dư thừa, tránh để nước muối đọng lại trên da mặt
Tiếp đến hãy thoa thêm một lớp kem dưỡng ẩm phù hợp với loại da nhằm ngăn ngừa khô da. Sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài vì nước muối sinh lý có thể khiến da dễ bị bắt nắng hơn từ đó khiến da bị sạm đen. Với da mụn, dùng bông tẩy trang thấm nước muối sinh lý rồi lau nhẹ trên vùng da bị mụn để tăng cường khả năng sát khuẩn, kháng viêm
Bên cạnh đó, tuyệt đối không tẩy tế bào chết khi rửa mặt bằng nước muối, hãy ngưng sử dụng nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu trên da như đỏ, bong da, cảm giác căng da, ngứa, đóng vảy, thay đổi màu da.
Ngoài ra chúng ta có thể tự pha chế tại nhà theo tỷ lệ 1 lít nước, 9g muối dùng một miếng vải sạch nhúng vào dung dịch rồi thoa đều khắp mặt. Hãy để dung dịch này lưu lại trên da trong khoảng hai phút trước khi rửa sạch bằng nước ấm để làm sạch da hiệu quả.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Bật mí 4 bước chăm sóc da chuẩn buổi trưa cho dân công sở ngừa lão hóa
Chăm sóc da chuẩn sau lăn kim tế bào gốc ngừa biến chứng
Lăn kim PRP là gì, những ai không nên lăn kim PRP
Chăm sóc da đúng cách sau điều trị nám, tàn nhang bằng laser
Những lưu ý chăm sóc da sau khi căng da mặt
Suckhoecuocsong.vn