Cơ chế thải độc của cơ thể và các biện pháp hỗ trợ

12/01/2016 14:21

Tìm hiểu cơ chế tự thải độc cơ thể và tham khảo một số biện pháp hỗ trợ

Gần đây, nhiều thông tin về các phương pháp tẩy độc, detox, được lan truyền cổ xuý liên tục: nhịn ăn, uống nhiều nước lọc, nước chanh, nước trà, uống thuốc trợ gan, tẩy độc ruột... Nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đã lên tiếng cảnh báo sự thiếu bằng chứng, thiếu tính khoa học về các sản phẩm, phương pháp tẩy độc được quảng bá "có cánh" lâu nay..

Chất độc cho cơ thể có khắp nơi

Chỉ cần một chút để ý, dễ dàng thấy chất độc thật sự đang vây quanh chúng ta.

Chất độc có hai nguồn: một là nội sinh, do cơ thể tạo ra trong quá trình hoạt động, giáng hóa, đốt cháy thức ăn để tạo ra năng lượng với hệ quả là những chất thải độc như khí các-bô-nic trong hô hấp, axit lactic trong co cơ, chất ure trong chuyển hóa chất đạm, các gốc tự do nhiều trong gian bào.v.v…. cần phải được trung hòa hoặc chuyển đổi để tránh tích tụ đến mức gây độc. …

Và hai là ngoại sinh, từ môi trường ngoại lai xâm nhập vào như các hóa chất sinh hoạt, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm, mỹ phẩm v.v.… Ngoài ra khói xe, khói rác thải, khói thuốc lá và bị phơi nhiễm với quá nhiều chất gây ô nhiễm môi trường khác.

Nhưng cơ thể con người có khả năng tự thải độc

May mắn thay, con người lại có sẵn nhiều cơ chế thải độc có sẵn giúp cơ thể “thanh lọc”, hồi phục lại sự thanh khiết cần thiết để tồn tại và vận hành.

Những chức năng thải độc này được 5 cơ quan, hệ thống liên quan đảm trách, đó là:

- Làn da với hệ thống thải chất bã và mồ hôi giúp cơ thể thải khá nhiều chất độc qua da.

- Phổi và bộ máy hô hấp giúp trao đổi dưỡng khí và thở ra các chất độc bay hơi như các bô nic, bia rượu, thức uống có cồn…

- Gan và “nhà máy” thải độc quan trọng nhất của cơ thể. Gan với hệ thống thải độc cực kỳ hiệu quả thông qua vô số phản ứng hóa học để trung hòa, giải độc, liên hợp, chuyển đổi.v.v...

- Thận, đường tiểu và hệ tiết niệu là nơi cuối cùng tống thải tất cả các chất độc hòa tan trong nước ra ngoài.

- Ống dạ dày ruột và hệ tiêu hóa giúp thải rất nhiều chất độc hại dư thừa, đặc biệt là các chất độc do ăn uống qua nôn mửa hay theo phân ra ngoài.

Một số biện pháp hỗ trợ thải độc

Một số biện pháp hỗ trợ giúp hệ thống tự giải độc của cơ thể hoạt động hiệu quả hơn như:

- Ăn nhiều rau xanh, nhiều thực phẩm chức năng hỗ trợ gan, thận để tác dụng giải độc cơ thể tốt hơn.

- Tăng cường uống nhiều nước lọc, nước khoáng, trà xanh, vitamin C, trà thảo dược,

- Cung cấp các lợi khuẩn (probiotics) cho cơ thể. Nhiều nghiên cứu cho thấy lợi khuẩn đóng vai trò tích cực trong việc đào thải các kim loại nặng, gốc tự do và những loại vi khuẩn nguy hiểm trong cơ thể người bằng cách tăng cường khả năng chống oxi hóa tự nhiên của hệ miễn dịch.

- Làm sạch đường ruột, đặc biệt là ruột già bằng uống nước ăn chất xơ. Ngoài giúp đưa độc tố ra khỏi hệ tiêu hóa hiệu quả, việc tẩy sạch ruột già còn giúp cải thiện chất lượng vi khuẩn đường ruột và tăng cường hệ miễn dịch.

- Xông hơi hồng ngoại, giúp cơ thể thải nhiều mồ hôi và kéo theo những chất độc tích lũy trong cơ thể, làm giảm bớt áp lực công việc mà gan và thận phải đảm nhiệm.

Vậy việc thải độc bằng các sản phẩm là đúng hay sai?

Cơ thể “sạch” sẽ hoạt động hiệu quả hơn và ít bị bệnh tật, trục trặc hơn. Và tạo hóa đã bố trí sẵn một hệ thống thải độc hoàn chỉnh để đảm trách chức năng này trong cơ thể con người.

Nhưng hiện nay, việc làm sạch cơ thể và tẩy độc đã và đang được “tiếp thị” quá mức, và có xu hướng trở thành trò lừa bịp tinh vi để chữa những bệnh “tưởng tượng”, những độc chất không thật sự tồn tại.

Giáo sư Alan Boobis OBE, một nhà nghiên cứu về độc chất, tại Imperial College London, cho rằng “Cơ thể con người trong tự nhiên đã có khả năng duy trì chính nó, với một số cơ quan chuyên dụng để làm sạch máu và ruột”, “Hệ thống giải độc của cơ thể này khá phức tạp, tinh vi và linh hoạt”; “nhiều người đang mạo hiểm sẵn sàng phá vỡ các hệ thống này và chế độ ăn thải độc có thể làm hại cho cơ thể hơn”. Nhiều nhà khoa học cảnh báo rằng “Không có bằng chứng khoa học cho các sản phẩm “thải độc” được quảng bá”.

Cơ chế thải độc của cơ thể và các biện pháp hỗ trợ

TS.BS Trần Bá Thoại - Ủy viên BCH Hội Nội tiết Việt Nam

Suckhoecuocsong.com.vn

Các tin khác

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột phòng các bệnh hô hấp

Hệ vi sinh đường ruột và các bệnh đường hô hấp có mối liên hệ như nào?

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột khắc phục các vấn đề về da

Hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến da như nào?

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột phòng ngừa đột quỵ

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng mức độ nghiêm trọng của đột quỵ

Vì sao hệ vi sinh đường ruột có liên quan đến đột quỵ?

Các yếu tố gây ảnh hưởng hệ vi sinh vật đường ruột ở người cao tuổi

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở người cao tuổi

Tại sao hệ vi sinh vật đường ruột thay đổi theo tuổi tác?