Chuẩn bị không gian cách ly tại nhà cho người nghi nhiễm Covid-19 cần những gì?

11/03/2020 11:55

Không gian cách ly tại nhà với người nghi nhiễm Covd-19 (SARS-coV-2) cần phải đảm bảo những gì?

Nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 (SARS-coV-2) những người sống cùng nhà, nơi lưu trú, cùng làm việc, nhóm du lịch,…với người trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh cần có biện pháp tự theo dõi, cách ly tùy từng mức độ tiếp xúc. Khi cách ly tại nhà để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả người nghi nhiễm lẫn người trong gia đình, nơi cư trú ,…không gian cách ly tại nhà cần phải đảm bảo những gì?

TS. BS Nguyễn Thu Anh (Giám đốc Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock, trường Đại học Sydney) đã chia sẻ một số gợi ý cực kỳ hữu ích bạn hãy tham khảo.

Không gian cách ly tại nhà người nghi nhiễm Covid-19 cần gì?

Phòng riêng

Những người nghi nhiễm Covid-19 cần phải ở phòng riêng, hạn chế tiếp xúc với mọi người trong gia đình. Do đó,  hãy chuẩn bị một phòng riêng thoáng, mở cửa sổ, chọn phòng có nhiều ánh sáng chiếu vào phòng để cách ly.

Phòng cách ly trang bị giường, bàn ghế, chăn màn, ti vi để người cách ly xem cho đỡ chán hoặc đồ chơi, các trò chơi điện tử, điện thoại. Điều khiển ti vi, điện thoại di động nhớ bỏ trong túi khóa ziplock để xịt diệt khuẩn cho dễ. Những người đang làm việc nên trang bị thêm máy tính, mạng internet để thuận tiện làm việc, công việc không bị gián đoạn.

Nếu có điều kiện những người nghi nghiễm cần có nhà vệ sinh riêng không sử dụng chung nhà vệ sinh cùng với mọi người trong nhà, còn không sau khi đi vệ sinh cần tiến hành lau dọn và khử khuẩn bằng các dung dịch sát khuẩn, cồn. Nhà vệ sinh riêng có xà phòng, khăn tắm riêng, giấy lau tay, túi nilon đựng rác. Ngoài phòng cần có khu vực để xử lý diệt khuẩn

Đồ dùng cá nhân

Những người nghi nghiễm Covid-19 khi cách ly tại nhà cần có khăn riêng, đồ dùng riêng để ăn uống, cốc chén riêng, nước uống riêng, không ngồi ăn chung với gia đình, sử dụng chung đồ dùng cá nhân với các thành viên trong gia đình, nước sát khuẩn, dung dịch rửa tay, khăn giấy, … Thùng đựng rác cần có nắp đậy và có túi nilon đựng rác.

Người nghi nhiễm khi cách ly tại nhà cần lưu ý gì

Người nghi nhiễm khi cách ly tại nhà không đi ra ngoài. Nếu vi phạm người cách ly bắt buộc vào các khu cách ly tập trung.

+ Khi cách ly tại phòng riêng hạn chế tiếp xúc với người khác trong gia đình, cần tiếp xúc phải mang khẩu trang và giữ khoảng cách 2 m. Thường xuyên xuyên rửa tay bằng nước và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn và không ăn uống với gia đình

+ Sử dụng riêng các dụng cụ ăn uống. Tự thu gom riêng khẩu trang, khăn giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng cho vào 1 túi đựng rác thải riêng để trong phòng cách ly.

+ Nếu trong thời gian cách ly, có xuất hiện triệu chứng, túi này sẽ được nhân viên y tế xử lý theo quy định của rác y tế. Nếu hết thời gian cách ly mà không có triệu chứng sẽ xử lý như rác thải thông thường.

+ Người cách ly ở nhà tự theo dõi sức khỏe hằng ngày. Đo nhiệt độ 2 lần mỗi ngày để xem mình có sốt (trên 37,50C) hay không. Nếu có các triệu chứng ho, khó thở và thông báo ngay cho nhân viên y tế

 + Hằng ngày, nhân viên trạm y tế địa bàn sẽ liên hệ với người cách ly 2 lần, trong đó ít nhất 1 lần sẽ đến gặp tại nhà để ghi nhận tình trạng sức khỏe. Nếu có bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe, người cách ly liên hệ ngay với nhân viên y tế phụ trách qua số điện thoại đã được cung cấp để được hỗ trợ.

Người sống chung với người cách ly tại nhà cần làm gì

Người sống chung với được cách ly tại nhà cần bố trí cho người được cách ly trong phòng riêng. Nếu không có điều kiện phải đảm bảo khoảng cách 2 m với giường ngủ của các thành viên khác.

+ Hạn tiếp xúc với người được cách ly.

+ Khi cần tiếp xúc phải mang khẩu trang và giữ khoảng cách 2 m.

+ Hằng ngày lau nền nhà, tay nắm cửa, bề mặt trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường.

+ Giúp đỡ, động viên người được cách ly, không tổ chức các hoạt động đông người tại nhà, nơi lưu trú.

+Thông báo ngay cho nhân viên y tế khi người cách ly có các dấu hiệu sốt, ho, khó thở.

+ Cung cấp đầy đủ thực phẩm, thức ăn, nước uống cho người cách ly tại nhà.

Suckhoecuocsong.vn/TH

 

Các tin khác

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng mức độ nghiêm trọng của đột quỵ

Vì sao hệ vi sinh đường ruột có liên quan đến đột quỵ?

Các yếu tố gây ảnh hưởng hệ vi sinh vật đường ruột ở người cao tuổi

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở người cao tuổi

Tại sao hệ vi sinh vật đường ruột thay đổi theo tuổi tác?

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp kiểm soát huyết áp

Vì sao mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây tăng huyết áp

Mối liên hệ giữa bệnh tăng huyết áp và hệ vi sinh đường ruột như thế nào?

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột ngừa rối loạn tiêu hóa