Chọn thời điểm tắm lúc nào để không gây ảnh hưởng đến tính mạng

18/10/2016 14:34

thời điểm nào tuyệt đối không nên tắm.

Không tắm khi quá đói hoặc quá no

Đối với người bình thường, có thể tắm bất cứ thời điểm nào có thể là sáng ngủ dậy trước khi đi làm, chiều hoặc tối muộn. Tuy nhiên, tắm khi đang đói sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe bởi lượng đường trong máu hạ thấp, nhiệt độ cơ thể cũng giảm, do đó cơ thể sẽ không có đủ năng lượng tiêu hao cần thiết dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu, thậm chí là đột quỵ

Ngược lại, khi vừa ăn no, tắm ngay sẽ khiến cho quá trình tiêu hoá bị ảnh hưởng dẫn đến các bệnh về đường ruột và dạ dày. Do đó thời điểm thích hợp nhất để tắm là sau khi ăn cơm chiều 1h.

Không tắm khi uống rượu, bia

Chúng ta  thường gặp không ít các trường hợp đột tử sau khi uống rượu rồi tắm.  Theo các chuyên gia, rượu, bia hay các chất kích thích khi đi vào cơ thể sẽ làm tiêu tốn một lượng glucose lớn gây ức chế hoạt động của gan. Do đó nếu tắm lúc này, các bộ phận trong cơ thể sẽ không được bổ sung đường huyết kịp thời, huyết quản bị co vào dẫn đến cảm lạnh.

Đặc biệt, đối với người đã sử dụng quá nhiều rượu, sức đề kháng yếu lại tắm luôn còn có nguy cơ gây vỡ mạch máu, ảnh hưởng xấu đến tính mạng.

Không tắm khi đang ốm, sốt có thể dẫn đến tử vong

Một số người ốm sốt, tóc tai bê bết thấy người ngứa ngáy khó chịu nên đi tắm. Tuy nhiên việc làm này vô cùng nguy hiểm bởi khi chúng ta bị ốm, sốt, nhiệt độ cơ thể tăng cao so, vượt ngưỡng 37,5 độ C, đồng nghĩa với việc nhiệt lượng tiêu hao sẽ tăng khoảng 20%. Do đó, cơ thể của chúng ta lúc đó khá yếu, sức đề kháng giảm mạnh nên tắm lúc này có thể dẫn đến tai biến, thậm chí tử vong.

Không tắm khi cơ thể đang mệt mỏi dễ gây choáng và ngất xỉu

Khi cơ thể đang mệt mỏi ai cũng muốn tắm nhanh để cơ thể tỉnh táo trở lại. Tuy nhiên, đây là việc làm vô cùng nguy hiểm. Nguyên nhân do khi bạn đang mệt, khả năng tuần hoàn máu cùng việc lưu thông khí huyết giảm.

Do đó, tắm lúc này không chỉ khiến bạn mệt mỏi hơn mà còn khiến chúng ta bị cảm lạnh, choáng, thậm chí ngất xỉu và dẫn tới tử vong. Lời khuyên lúc này là phục hồi sức lực rồi hãy tắm và tắm nhanh bằng nước ấm.

Không tắm khi huyết áp thấp gây kiệt sức, đột quỵ

Khi huyết áp thấp (60/90) hay những lúc bạn bị tụt huyết áp, nhiệt độ cơ thể xuống khá thấp bởi vậy tắm lúc này là cực kỳ nguy hiểm.

Tắm khi huyết áp thấp không chỉ làm cho mạch máu co giãn không đều, não bộ không cung cấp máu kịp thời tới các bộ phận trên cơ thể, gây mệt mỏi, kiệt sức mà còn dẫn đến đột quỵ, thậm chí dẫn tới thiệt mạng.

Không tắm ngay sau khi vừa vận động mạnh

Theo thói quen, mỗi khi lao động nặng nhọc, vận động mạnh là chúng ta đi tắm cho mát mẻ. Tuy nhiên, lúc này cơ thể tiết ra rất nhiều mồ hôi, bề mặt da giãn ra, các lỗ chân lông mở ra do đó nếu chúng ta tắm ngay, nhất là tắm nước lạnh sẽ làm cho các mạch máu lập tức co vào, sự tuần hoàn máu bị cản trở đột ngột sẽ gây nguy hiểm cho sức khoẻ, thậm chí là nguy hiểm cho tính mạng.

Các chuyên gia phân tích, tắm ngay sau khi vừa vận động mạnh có thể dẫn đến đau tim, thiếu máu não, thậm chí choáng và ngất xỉu, về lâu dài còn ảnh hưởng đến sức đề kháng, khiến cơ thể dễ mắc bệnh hơn. Qua đó khuyến cáo người dân sau khi vận động mạnh cần nghỉ ngơi rồi hãy tắm và tắm nhanh bằng nước ấm nhé.

Tắm là một hoạt động thuần túy của con người để giữ gìn vệ sinh cơ thể, tuy nhiên có những thời điểm tắm sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tử vong như tắm sau khi uống rượu bia, tắm khi huyết áp thấp, khi bị ốm sốt…Qua đó, các chuyên gia khuyến cáo người dân khi tắm cần tránh những thời điểm trên để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Suckhoecuocsong.com.vn (theo yhoc.net)

Các tin khác

Hệ vi sinh đường ruột và các bệnh đường hô hấp có mối liên hệ như nào?

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột khắc phục các vấn đề về da

Hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến da như nào?

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột phòng ngừa đột quỵ

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng mức độ nghiêm trọng của đột quỵ

Vì sao hệ vi sinh đường ruột có liên quan đến đột quỵ?

Các yếu tố gây ảnh hưởng hệ vi sinh vật đường ruột ở người cao tuổi

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở người cao tuổi

Tại sao hệ vi sinh vật đường ruột thay đổi theo tuổi tác?

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp kiểm soát huyết áp