Chó bị sùi bọt mép nguyên nhân do đâu, cách xử lý
Nguyên nhân chó bị sùi bọt mép, cách xử lý hiệu quả khi chó bị sùi bọt mép và phòng ngừa tình trạng chó bị sùi bọt mép
Chó bị sùi bọt mép do đâu, cách xử lý khi chó bị sùi bọt mép
Chó bị sùi bọt mép khiến nhiều chủ nuôi lo lắng cho tình trạng sức khỏe của chó. Nguyên nhân nào khiến chó bị sùi bọt mép? Cách xử lý khi chó bị sùi bọt mép và cách phòng ngừa. Hãy cũng cùng tôi tìm hiểu ngay sau đây
Chó bị sùi bọt mép là tình trạng sức khỏe mà không chủ nuôi nào mong muốn xảy ra ở chó cưng của mình. Nhưng không phải lúc nào tình trạng chó bị sùi bọt mép cũng nghiêm trọng.
Nguyên nhân chó bị sùi bọt mép
Có nhiều nguyên nhân khiến chó bị sùi bọt mép, có thể chó của bạn bị sùi bọt mép bởi một trong những nguyên nhân chính dưới đây.
Chó gặp các vấn đề về răng miệng
Chó đang gặp phải các vấn đề về răng miệng như: viêm nướu, viêm lợi, sâu răng cũng có thể khiến chó bị sùi bọt mép. Bởi tình trạng răng đau buốt, đau đớn khiến chó há miệng trong thời gian dài, hướng hơi thở, lưỡi sang hướng khác để tránh đụng phải phần răng, lợi đang bị đau.
Chó bị động kinh
Khi chó bị động kinh khiến cơ bắp của chó xuất hiện các cơn co thắt không thể kiểm soát. Khiến chó có thể bị tăng thông khí, giãn cơ miệng, chảy nước dãi và sùi bọt mép.
Chó bị bệnh dại
Bệnh dại là nguyên nhân phổ biến khiến chó bị sùi bọt mép. Khi cho bị bệnh dại, các virus sẽ sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh của vật nuôi và điều này có nghĩa là chúng không thể nuốt được và cứ bị sùi bọt mép suốt.
Chó vận động quá sức
Có bị sùi bọt mép có thể do chó vận động quá sức, chạy nhảy chơi nhiều khiến chúng tiết nước bọt nhiều hơn, thở nặng nhọc hơn. Nước bọt của chó sẽ thường là màu trắng, chỉ kéo dài tối đa trong nửa giờ là hết nên bạn không cần quá lo lắng.
Chó bị các vấn đề về tiêu hóa
Chó đang gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng,đầy hơi khiến chúng tiết ra nhiều nước bọt hơn, thở nặng nhọc hơn.
Chó gặp khó khăn khi nuốt
Chó gặp khó khăn khi nuốt bởi các dị vật mắc ở họng. Các dị vật khiến chó cảm thấy khó khăn khi ăn thức ăn hoặc khi uống nước. Chó thường dùng chân hoặc nôn, há miệng để loại bỏ dị vật. Ngoài ra, khối u ở cổ họng hoặc sau cổ họng của chó khiến chó gặp khó khăn khi ăn uống và gặp tình trạng sùi bọp mép và một số triệu chứng khác.
Chó bị căng thẳng
Khi chó bị căng thẳng chó sẽ bắt đầu tiết ra nhiều nước dãi và tăng thông khí kết quả khiến chúng sẽ bị sùi bọt mép. Bởi khi càng lo lắng, căng thẳng chúng càng thở hổn hển do đó khi miệng của chó mở nhiều và khiến chúng chảy nhiều nước dãi hơn. Ngoài ra, khi lo lắng cơ thể của chó sẽ giải phóng Corticotropin nhiều hơn, làm các cơ dạ dày của chúng căng thẳng và rối loạn khiến chó cảm thấy buồn nôn, chảy nhiều nước dãi, thở hổn hển.
Chó bị ngộ độc
Chó bị ngộ độc bởi các chất hóa học, ngộ độc thuốc diệt chuột, ngộ độc bả chó, ngộ độc thuốc trị ve rận,… khiến chó có thể bị sùi bọt mép ngay lập tức. Tình trạng sùi bọp mép là do cơ thể của chó đang cố gắng loại bỏ chất độc cũng như bôi trơn cho cổ họng để chó có thể nôn ra chất độc.
Cách xử lý khi chó bị sùi bọt mép
Tùy từng trường hợp chó bị sùi bọp mép, tình trạng sức khỏe của chó mà bạn có cách sơ cứu phù hợp.
Trường hợp chó bị sùi bọt mép nhưng sức khỏe bình thường:
Nếu chó bị sùi bọt mép do tập thể dục, vận động chạy nhảy nhiều hãy cho chó nghỉ ngơi, cung câp đủ nước uống cho chó. Sử dụng khăn sạch lau hết nước bọt dư thừa bám trên miệng của chó, chó chó nghỉ ngơi tại chỗ mát mẻ. Chỉ sau khoảng 10-20 phút tình trạng sùi bọt mép sẽ chấm dứt.
Nếu chó bị sùi bọt mép do vấn đề về răng miệng hãy mang chó đến phòng khám thú y kiểm tra răng miệng cho chó. Nếu chó bị viêm nướu, bệnh nha chu hãy tuân thủ phác đồ điều trị các bệnh về răng miệng, hằng ngày chăm sóc
Trường hợp chó bị sùi bọt mép kèm theo các biểu hiện run rẩy, thở yếu, không thể mở mắt:
Khi phát hiện chó bị sùi bọt mép kèm theo các biểu hiện khác như run rẩy, thở yếu, không thể mở mắt, mệt mỏi, nằm im một chỗ hãy đưa chó đến phòng khám thú y ngay lập tức để được các bác sĩ kịp thời điều trị.
Trường hợp chó bụi sùi bọt mép kèm theo các biểu hiện như run rẩy, co giật, nôn mửa hoặc khó thở:
Hãy đem chó đi khám tại phòng khám ngay lập tức bởi rất có thể chó đang gặp phải các vấn đề về hô hấp hoặc chó đang bị động kinh, ngộ độc,…
Trường hợp chó bị sùi bọt mép kèm theo biểu hiện hung hăng, thay đổi giọng khi sủa
Nếu phát hiện chó sùi bọt mép kèm theo biểu hiện hung hăng, thay đổi giọng khi sủa, mắt đỏ ngầu, chảy dãi như bọt xà bông quanh mép, không còn cảm giác, lao vào mọi người kể cả chủ nuôi hãy nhốt chó cách ly và đưa đến phòng khám thú y để kiểm tra và điều trị.
Phòng ngừa tình trạng chó bị sùi bọt mép
+ Hãy cung cấp đủ nước cho chó uống, cho chó nghỉ ngơi nhất là sau thời gian chó chạy nhảy, vận động.
+ Vệ sinh răng miệng cho chó bằng bàn chải đánh răng, kem đánh răng hoặc các dụng cụ làm sạch răng
+ Hạn chế các nguyên nhân khiến chó bị căng thẳng
+ Cho chó đi kiểm tra sức khỏe định kỳ
+ Tiêm phòng vắc xin đầy đủ nhất là vắc xin phòng bệnh dại ở chó
+ Tránh để chó đi lại gần các khu vực nhà máy, tiếp xúc với các chất hóa học, thuốc diệt chuột, bả chó, thuốc trị ve rận, thuốc trừ sâu hay các loại lá cây có độc, chất tẩy rửa chuyên dụng,…
+ Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ dưỡng chất
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Bật mí phương pháp làm vệ sinh răng miệng cho chó cực hiệu quả
+ Chó bị chảy nước dãi: nguyên nhân, cách phòng ngừa
+ Dấu hiệu nhận biết nhất của chó dại, phòng bệnh dại
Suckhoecuocsong.vn/TH