Chó bị chấn thương tai: nguyên nhân, cách điều trị, chăm sóc
Khi chó bị chấn thương tai nên điều trị và chăm sóc như thế nào, chó bị chấn thương tai nguyên nhân do đâu?
Tình trạng chó bị chấn thương tai có thể xảy ra khi chó bị tấn công, đánh nhau với các loài động vật khác,…Chấn thương tai gây ảnh hưởng đến ống tai ngoài, vành tai hoặc khả năng nghe âm thanh của chó. Khi chó bị chấn thương tai nên điều trị và chăm sóc như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Nguyên nhân gây chấn thương tai ở chó
+ Do dị vật mắc kẹt bên trong tai khiến chó cảm thấy khó chịu, dùng chân hoặc lắc đầu mạnh để loại bỏ các vật lạ khỏi tai dẫn đến vỡ mạch máu, sưng tấy ở vành tai
+ Chó bị nhiễm trùng tai, khối u bên trong tai
+ Chó bị chấn thương tai do bị tai nạn, đồ vật va vào tai,…
+ Chó cắn nhau với các loài đông vật khác, trong quá trình xô sát gây chấn thương tai bởi vết răng, móng của các loài động vật đó.
Dấu hiệu nhận biết chó bị chấn thương tai
+ Tai của chó bị sưng
+ Chó lắc đầu thường xuyên
+ Tai xuất hiện bọc mềm, phồng lên chứa máu bên trong
+ Chó cảm thấy đau đớn
+ Xuất hiện tình trạng chảy máu nhiều hoặc ít
+ Chó có thể xuất hiện tình trạng mất cân bằng, đầu nghiêng về một phía
Hướng dẫn cách điều trị và chăm sóc khi chó bị chấn thương tai
Nếu chó lắc đầu liên tục, thường xuyên:
Khi phát hiện chó có những biểu hiện lắc đầu, dùng chân gãi liên tục vào vị trí tai để giảm cảm giác khó chịu. Bạn hãy tiến hành kiểm tra sâu bên trong tai. Nếu phát hiện vật nhỏ có thể nhìn thấy hãy cố gắng dùng kẹp hoặc nhíp chuyên dụng để loại bỏ vật lạ đang mắc kẹt trong tai của chó. Nếu bạn không thể lấy vật lạ ra ngoài hãy băng vành tai vào đầu để tránh tai bị tổn thương thêm và đem chó đến bác sĩ thú y để tiến hành gắp bỏ dị vật khỏi tai chó.
Nếu tai chó bị sưng, tụ máu ở tai
Nếu tai chó bị sưng, xuất hiện tình trạng tụ máu ở tai hãy tiến hành hút khối máu ra bằng kim tiêm và sát trùng băng lại bằng vải sạch. Đối với vết sưng lớn, kích thước khối tụ máu lớn hãy xử lý bằng phương pháp phẫu thuật ngoại khoa. Kết hợp sử dụng kháng sinh chống nhiễm khuẩn sau khi phẫu thuật như: Penicillin, Cefortaxime.
Nếu tai chó bị chảy máu:
Nếu phát hiện tai chó bị chảy máu hãy sử dụng miếng bông, khăn sạch để áp vào khu vực đang chảy máu của tai trong vài phút để ngăn tình trạng máu chảy. Dùng băng gạc băng vành tai vào đầu chó và đưa chó đến gặp bác sĩ thú y để bác sĩ tiến hành điều trị
Nếu chó có dấu hiệu mất cân bằng
Hãy đảm bảo cho chó an toàn bằng cách giữ chó trong lồng, không có vật thể trong lồng và đem chó đến bác sĩ thú y. Tại đây các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, kiểm tra và điều trị cho chó.
Để đảm bảo cho chó nhanh phục hồi bên cạnh việc vệ sinh tai chó bằng cồn sát trùng người nuôi hãy giữ chó tại nơi yên tĩnh, thoáng đãng, hạn chế các đồ vật sắc nhọn xung quanh chó, cung cấp cho chó thức ăn giàu dinh dưỡng, hợp vệ sinh, cho chó uống thuốc theo đơn của bác sĩ thú y. Nếu chó có dấu hiệu bất thường hãy mang chó đến phòng thú y ngay lập tức để các bác sĩ kịp thời điều trị.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Chó bị tụ máu ở vành tai nguyên nhân do đâu, cách điều trị
+ Nguyên nhân, cách nhận biết, chăm sóc chó bị điếc
+ Chó bị tụ máu ở vành tai nguyên nhân do đâu, cách điều trị
Suckhoecuocsong.vn/TH