Chế độ ăn uống khoa học cho bệnh nhân huyết áp cao trong ngày lễ - tết

01/01/2015 22:45

Chế độ ăn nhiều thực phẩm thô, rau quả, vận động hàng ngày sẽ giúp ngăn chặn tình trạng huyết áp cao và cải thiện tình trạng bệnh lý.

 

Theo phong tục tập quán, những ngày nghỉ lễ, tết mọi người thường giành thời gian nghỉ ngơi, tổ chức liên hoan trong gia đình để thắp hương cúng lễ tổ tiên, vừa là dịp anh em trong gia đình gặp mặt, xum họp.

 

Theo các kết quả nghiên cứu khoa học trên thế giới, chế độ ăn nhiều thực phẩm thô, rau quả, vận động hàng ngày giúp ngăn chặn tình trạng huyết áp cao và cải thiện tình trạng bệnh lý.

 

Rau quả, ngũ cốc tạo chất xơ, ổn định huyết áp

 

Chất xơ trong rau quả và những loại ngũ cốc thô gồm: gạo lức, bắp lức, các loại đậu ...có tác dụng chuyển hoá các chất béo và làm hạ huyết áp. Đặc biệt, các chất xơ tan trong nước, có khả năng hút nước và trương nở gấp nhiều lần trọng lượng ban đầu giúp đào thải cặn bã và chất độc hại ra khỏi cơ thể.

 

 

Các loại ngũ cốc, đậu...có tác dụng chuyển hoá các chất béo và làm hạ huyết áp

 

Bên cạnh đó, chất xơ cũng thu hút những acids mật do cơ thể sản sinh ra để tiêu hoá các chất béo, đào thải chúng ra ngoài theo đường ruột và buộc cơ thể huy động đến kho dự trữ cholesterol ở gan và tạo ra những acids mật mới dẫn đến hạ độc cholesterol. Giúp giảm mạnh các chứng cao huyết áp và ngăn chặn hiệu quả các cơn đau tim.

 

Ăn nhiều rau quả còn giúp bảo đảm chế độ nhiều Potasium và ít Sodium, yếu tố vô cùng quan trọng việc ổn định huyết áp. Các loại rau quả như khoai tây, bơ, dưa hấu, đậu nành có lượng K rất cao. Đặc biệt, chuối có tỷ lệ Potassium/ Sodium cao (396/1).

 

Vì vậy, người bị cao huyết áp cần ăn nhiều chất xơ được chế biến thành các món ăn có trong các loại rau, củ quả như: khoai tây, sọ, rau cải cúc, cải xoong, cà rốt, các loại hạt đậu...và các loại quả trong ngày tết như dưa hấu, thanh long, chuối...để ổn định và bảo vệ huyết áp.

 

Tăng cường cá, hải sản và đạm thực vật để bảo vệ thành mạch

 

Thịt và mỡ động vật gồm các loại thịt đỏ như thịt heo, thịt bò, các loại sữa và trứng có hàm lượng mỡ bão hoà cao là nguồn gốc phát sinh ra các chứng xơ vữa gây ảnh hưởng đến bệnh tim mạch, cao huyết áp. Do đó, các nhà khoa học khuyên người bị cao huyết áp nên chuyển dần chế độ ăn thịt sang ăn nhiều cá và đạm thực vật.

 

 

Thay thế thịt lợn bằng cá, đạm thực vật trong ngày tết để bảo vệ thành mạch

 

Theo hiệp hội Tim mạch Mỹ những người bị cao huyết áp chỉ nên ăn đến giới hạn 10% chất béo có nguồn gốc từ thực vật, các loại dầu thực vật, dầu cá và một số hạt có chất béo như hạt mè, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân...do Acid béo omega 3 trong cá và các loại hạt có tác dụng làm hạ cholesterol  xấu, tăng lượng cholesterol tốt và giảm nguy cơ máu đông. 

 

Bên cạnh đó, các loại đậu, nhất là đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành với nhiều chất xơ, chất khoáng và những chất chống oxy hoá là một nguồn chất đạm và chất béo lý tưởng cho phòng chống cao huyết áp. Vì vậy, các món ăn thích hợp trong ngày tết sẽ đến từ biển như các loại tôm, cá...

 

Ăn ít muối

 

Một nghiên cứu của Viện Tim, Phổi và Huyết học  Mỹ liên quan đến những chế độ ăn uống ngăn chặn cao huyết áp cho thấy chỉ cần ăn giới hạn muối trong khoảng 1500mg/ngày sẽ làm giảm đáng kể huyết áp ở những người ăn theo chế độ thông thường và chế độ kiểm soát huyết áp.

 

Theo đánh giá chung, người Việt ăn khá mặn (ăn nhiều muối).  Lượng muối trung bình mỗi người tiêu thụ từ 18 đến 22 g mỗi ngày trong khi lượng khuyến cáo không quá 5g (Người bị áp huyết cao chỉ được ăn từ 2 đến 3g/ngày).

 

Vì vậy, ngoài việc giảm lượng muối trong khi nấu các món ăn, cần hạn chế dùng muối hoặc nước chấm ở bàn ăn và cần cẩn thận với những loại thức ăn nhanh, những món ăn công nghiệp có lượng muối khá cao như xúc xích, thịt nguội, thịt xông khói...

 

Tỏi, mướp đắng giúp giải độc, hạ huyết áp

 

Củ tỏi nhỏ bé là vậy, tuy nhiên chỉ cần vài tép tỏi trong mỗi bữa ăn có tác dụng kiện tỳ, giải độc, tăng cường lưu thông khí huyết,  hổ trợ làm hạ huyết áp và cải thiện độ mỡ trong máu. 

 

 

Tỏi, mướp đắng giúp giải độc, hạ huyết áp

 

Bên cạnh đó, món canh miến, mộc nhĩ, canh mướp đắng (khổ qua) cũng có tác dụng rất tốt để giải độc, cải thiện độ mỡ trong máu và làm hạ huyết áp.

 

Hút thuốc lá, uống rượu làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp

 

Hút thuốc lá sẽ làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp và làm giảm lượng oxy cần thiết đến các tế bào và các cơ quan trong cơ thể. Đặc biệt đối với rượu, khi uống nhiều rượu ở nồng độ cao sẽ gây hưng phấn, tăng huyết áp vàgây ảnh hưởng cực kỳ nguy hiểm cho người bệnh.

 

 

Người bị huyết áp cao không nên uống rượu, hút thuốc lá...

 

Tuy nhiên đối với loại rượu vang đỏ, rượu nho người bệnh có thể dùng 100g/ngày sẽ rất tốt cho hoạt động của hệ tim mạch. Quả nho và rượu nho, đặc biệt là trong vỏ nho và hạt nho có hàm lượng nhiều chất chống oxy hoá có thể giúp làm tăng độ cholesterol tốt, giảm cholesterol xấu, bảo vệ thành mạch máu để phòng chống các bệnh về tim mạch.

 

Lời kết

 

Áp huyết cao là một căn bệnh thầm lặng nhưng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim, suy thận, nhồi máu cơ tim, đột quỵ...

 

Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe, người bị áp huyết cao cần hạn chế ăn muối, thịt đỏ, bổ sung chất xơ có trong các loại rau, củ quả, sử dụng tỏi và mướp đắng trong thực đơn hàng tuần để điều hòa và ổn định huyết áp. Bên cạnh đó, cần đảm bảo một lối sống lành mạnh, vận động thể dục thể thao đều đặn và thực hành thư giãn để điều trị tận gốc căn bệnh nguy hiểm này.

 

Hải Yến - Skcs.vn

Các tin khác

Vì sao hệ vi sinh đường ruột có liên quan đến đột quỵ?

Các yếu tố gây ảnh hưởng hệ vi sinh vật đường ruột ở người cao tuổi

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở người cao tuổi

Tại sao hệ vi sinh vật đường ruột thay đổi theo tuổi tác?

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp kiểm soát huyết áp

Vì sao mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây tăng huyết áp

Mối liên hệ giữa bệnh tăng huyết áp và hệ vi sinh đường ruột như thế nào?

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột ngừa rối loạn tiêu hóa

Vì sao đồ ăn cay gây ảnh hưởng hệ vi sinh đường ruột